Doanh nghiệp bia địa phương "vượt mặt" Sabeco và Habeco về thị giá ngành bia là ai?
BÀI LIÊN QUAN
Viettel Construction (CTR) báo lãi quý 1/2022 đạt 2.011 tỷ đồng, chi trả cổ tức 2021 tỷ lệ 33,1%Thép Nam Kim (NKG) báo lãi quý 1/2022 hơn 500 tỷ đồng,, chia cổ tức với tỷ lệ 10%Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex dự kiến chia cổ tức tăng 60% so với kế hoạch khi lợi nhuận tăng kỷ lụcTheo Trí thức trẻ, khi nhắc đến bia thì chắc hẳn dân nhậu không khó để kể ra hàng chục thương hiệu lớn nhỏ. Nhưng khi nhắc đến cổ phiếu bia thì nhà đầu tư có lẽ sẽ phải mất khá nhiều thời gian để tìm một cái tên khác ngoài hai ông lớn sừng sỏ là Sabeco và Habeco. Chính sự chú ý đổ dồn vào bộ đôi này đã khiến cho nhiều người quên mất đi một cổ phiếu ít tên tuổi hơn cũng đã âm thầm soán ngôi đắt đỏ nhất ngành này.
Và cái tên gây bất ngờ này chính là cổ phiếu HBL của Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Hạ Long - đây là doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Hạ Long được lên sàn UpCOM từ tháng 2/2017. Thị giá HBL có thời điểm kém rất xa với SAB - đây là cái tên đắt nhất sàn chứng khoán ở thời điểm cuối năm 2017.
Tuy nhiên thì 2 gọng kìm COVID-19 và Nghị định 100 đã làm xóa nhòa đi khoảng cách giữa 2 cổ phiếu từ đầu năm 2020. Giữa năm 2021, HBL đã bứt lên và tăng tốc nhanh chóng, có thời điểm đã chạm đến ngưỡng 345.000 đồng/cổ phiếu vào phiên 7/2 và đứng TOP 1 về thị giá trên cả 3 sàn. Cổ phiếu này sau đó đã điều chỉnh xuống mức 260.000 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn chỉ xếp hạng sau VCF.
Theo đó, thị giá đã vượt xa SAB và BHN nhưng vốn hóa của HLB nhưng phần vốn hóa của HBL có phần khiêm tốn hơn rất nhiều so với khoảng cách 800 tỷ đồng bởi chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu được lưu hành. Thanh khoản của cổ phiếu này cũng rất èo uột với nhiều phiên thậm chí không có giao dịch. Chính vì thế mà chỉ cần 100 cổ phiếu được khớp lệnh đôi khi cũng đủ làm thị giá của HBL biến động hàng chục nghìn đồng.
Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO): “Cây đại thụ” trong ngành Đồ uống tại Việt Nam
Trải qua quá trình hơn 130 năm hình thành và phát triển, HABECO đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tự hào là thương hiệu bia đại diện cho Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.Ông trùm lẩu, nướng, bia tươi Golden Gate lỗ 431 tỷ đồng năm 2021, doanh thu thấp nhất 5 năm
Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2021.Theo đó, doanh thu thuần năm qua đạt 3.318 tỷ đồng, giảm 27% so với năm trước và xuống thấp nhất 5 năm.Dù nhỏ nhưng có võ
HBL tiền thân là nhà máy liên hợp thực phẩm Hồng Gai được thành lập từ năm 1967. Cũng trải qua nhiều thay đổi, công ty cũng chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long vào tháng 2/2002 với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng. Con số này được duy trì suốt trong những năm qua cho đến khi HBL phát hành 90.000 cổ phiếu thưởng cho các đơn vị chủ chốt trong công ty vào thời điểm tháng 4 vừa qua đồng thời tăng vốn thêm 900 triệu đồng. Dù quy mô khiêm tốn nhưng HBL lại duy trì được kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng nể trong thời gian nhiều năm. Còn tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2016 - 2021 đạt 29,5% với doanh thu và 26,1% về lợi nhuận sau thuế. Những con số này được xem là đáng mơ ước với cả những doanh nghiệp niêm yết đầu ngành. Kết quả ghi nhận được sau nhiều năm tạo dựng chỗ đứng không chỉ tại Quảng Ninh mà còn đang trên đường khẳng định được thương hiệu tại một số tỉnh phía Bắc. Không chỉ chú trọng vào sản phẩm bia hơi, bia tươi truyền thống mà HBL còn đưa ra những sản phẩm cao cấp với nhận dạng trẻ trung và hiện đại hơn trong những năm gần đây.
Vào năm 2021, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 cùng Nghị định 100 nhưng sản lượng tiêu thụ của HLG vẫn tăng 16,6% so với cùng kỳ, đạt 59,5 triệu lít bia. Doanh thu và lợi nhuận đều ghi nhận lập kỷ lục kể từ khi hoạt động lần lượt đạt 981 tỷ đồng và 81.8 tỷ đồng, so với năm trước lần lượt tăng 38% và 26%.
Phần lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong khi đó cổ phiếu không bị pha loãng trong nhiều năm đã đẩy giúp lãi cơ bản trên cổ phiếu của HBL lên cao ngất ngưởng. Con số này trong năm 2021 đã lên đến 27.267 đồng - được ghi nhận cao nhất ngành bia và cũng thuộc TOP 1 trong số các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán. Khi bước sang năm 2022, HBL đã đánh giá thị trường bi vẫn sẽ còn cạnh tranh khốc liệt trong khi đó chuỗi cung ứng hàng hóa bị ảnh hưởng bởi cước vận tải biển tăng cao cùng với đó là cuộc chiến Nga - Ukraine. HBL cũng đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ tăng 20% len 71,6 triệu lít bia tương ứng kế hoạch doanh thu 1.271 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 32%. Tuy nhiên thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dự kiến lại giảm 29% so với năm trước xuống mức 57,9 tỷ đồng. Và với mức lợi nhuận trên, P/E forward 2022 cũng ghi nhận ở mức 13,9 lần, thấp hơn nhiều lần so với các cổ phiếu cùng ngành. Chính vì thế mà không quá khi cho rằng HBL vẫn còn khá trẻ dù thị giá thuộc vào loại đắt đỏ nhất sàn chứng khoán.
HBL có truyền thống cổ tức cực cao
Bên cạnh kinh doanh tăng trưởng, HBL còn nổi tiếng với truyền thống chi trả cổ tức cao trong nhiều năm. Ở giai đoạn 2014 - 2018, HBL không năm nào quên chi cổ tức bằng tiền dành cho cổ đông trong đó đáng chú ý có năm 2016 với tỷ lệ 60%, năm 2017 là 70% và năm 2018 lên đến 200%.
Trong năm 2019, hoạt động cổ tức bị gián đoạn bởi công ty đã dành toàn bộ phần lợi nhuận còn lại sau khi trích thưởng để tiến hành đầu tư nâng cấp và hoàn thiện nhà máy sản xuất bia Đông Mai với công suất 50 triệu lít/năm. HBL đã chia cổ tức trở lại cho cổ đông vào năm 2020 với tỷ lệ là 20% bằng tiền và đã thanh toán vào cuối tháng 7 năm 2021.
Với mức lợi nhuận kỷ lục trong năm 2021, HBL đã lại gây ấn tượng với kế hoạch chia cổ tức cho cổ đông, tỷ lệ lên đến 100% vốn điều lệ và thời gian dự kiến chi trả vào tháng 6/2022.
Theo đó, phần lớn cổ tức của HBL những năm qua đã chảy đều vào túi cổ đông lớn đến Aseed Holdings đến từ Nhật với 30,4% cổ phần và gia đình Chủ tịch HĐQT Doãn Văn Quang. Trong năm 2022, cùng với mục tiêu lợi nhuận thận trọng, HBL đã dự kiến chia cổ tức khá khiêm tốn, tối thiểu 10%. Tuy nhiên thì lãnh đạo công ty cũng nhấn mạnh có thể điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch ở trong năm tùy vào tình hình kinh doanh.