meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp bất động sản đang lo bị “nhảy nhóm nợ”

Thứ ba, 22/11/2022-14:11
Chuyên gia kinh tế cho rằng, Ngân hàng nhà nước cần có những giải pháp linh hoạt, chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại xem xét khoanh nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp bất động sản nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh những kênh huy động vốn bị kiểm soát chặt chẽ như hiện nay…

Nhiều doanh nghiệp đã phải buộc dừng dự án vì thiếu vốn
Nhiều doanh nghiệp đã phải buộc dừng dự án vì thiếu vốn

Doanh nghiệp buộc phải tạm dừng dự án đang triển khai

Theo đại diện chủ đầu tư một dự án bất động sản khá lớn ở tỉnh Đồng Nai cho biết, khoảng hơn 3 tháng nay doanh nghiệp này bị “đứt gãy” dòng tiền, doanh thu từ hoạt động bán hàng gần như không có. Trong khi đó, chi phí cố định mỗi tháng gồm tiền lương, tiền thuê văn phòng, các chi phí xây dựng, lãi suất phải trả cho các ngân hàng lên đến gần 70 tỷ đồng/tháng. Do gặp khó khăn về tài chính nên doanh nghiệp đã phải chậm trả lương, hay hoa hồng của nhân viên kinh doanh từ hồi tháng 8 đến nay.

Trước đây, khi thị trường thanh khoản tốt, doanh nghiệp nói trên đã cũng chủ động thanh toán được những khoản vay tới hạn trả tại một ngân hàng. Vậy nhưng, với việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, nên hiện nay không có nguồn tiền để thanh toán, doanh nghiệp này như ngồi trên đống lửa, bởi nếu không thể trả nợ gốc và lãi đúng hạn, thì sẽ bị nhảy vào nhóm nợ xấu. “Không chỉ riêng chúng tôi mà còn rất nhiều doanh nghiệp hiện tại phải lựa chọn giải pháp là dừng hoạt động lại tất cả những dự án đang triển khai, nằm im một chỗ chờ đợi tín hiệu mới từ chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước”, đại diện chủ đầu tư này cho biết.


TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế
TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế

Nhìn nhận về những khó khăn của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, TS. Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế, cho rằng nhìn vào chung tình hình của nhiều doanh nghiệp hiện đang quá khó khăn. Trong đó, thị trường bất động sản, hiện đang gặp tình trạng các dự án làm dở dang buộc phải dừng lại hoặc thi công một cách cầm chừng do không có nguồn vốn để tiếp tục triển khai. Nhiều dự án được ngân hàng thương mại cam kết cho vay, đóng tiền từng đợt nhưng hiện tại cũng không thể vay được.

Ông Lịch cho biết, có nhiều chủ đầu tư khẳng định, khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn, không thể vay được tiền mua nhà như lộ trình dự án đã xây dựng. Từ chỗ không có nguồn tiền, nên doanh nghiệp dự án không thể thi công, vì ảnh hưởng tới thanh toán cho các nhà cung cấp vật tư, nhà thầu thi công dự án.

Do ngân hàng kiểm soát chặt tín dụng nên khách hàng cũng không thể vay để mua bất động sản dẫn nên đến nguồn thu chủ lực của nhiều chủ đầu tư bị "khóa van".

Theo nhiều chuyên gia, về tổng thể, thị trường bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn, những kênh huy động vốn chính như: vay vốn ngân hàng, hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều đang bị “tắc nghẽn”. Các ngân hàng thương mại cổ phần hết “room” tín dụng, còn kênh huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp lại đang bị thanh tra, kiểm tra chặt chẽ. Trong khi đó, các ngân hàng hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản nên khách hàng không có tiền mua các dự án mà chủ đầu tư đang mở bán, dẫn đến khả năng thanh khoản trên thị trường rất thấp. Doanh nghiệp thêm khó khăn.

Trong khi đó, những khoản “vay lớn”, “vay nhỏ” sắp đến thời hạn thanh toán. Nhưng khi dòng tiền bị “đứt gãy” như giai đoạn hiện nay, nên việc chậm thanh toán sẽ xảy ra thường xuyên, dẫn đến những khoản vay này bị nhảy nhóm nợ.


Các doanh nghiệp bất động sản đang lo bị nhảy nhóm nợ
Các doanh nghiệp bất động sản đang lo bị nhảy nhóm nợ

Cần có giải pháp linh hoạt để hỗ trợ doanh nghiệp

Đại diện một số tập đoàn địa ốc dẫn chứng, hiện nay hệ số nợ nếu như tính bằng tỷ lệ giữa nợ vay thuần hay tổng tài sản là ở mức rất thấp. Nếu tính hệ số dư nợ/tổng tài sản cho toàn bộ chỉ tiêu của “nợ phải trả” theo Báo cáo tài chính thì hệ số nợ của doanh nghiệp này là “chấp nhận được”.  Ví dụ hệ số nợ của một số Tập đoàn Vingroup là 0,75 lần, trong khi Nova Group có hệ số nợ là 0,82, , Vietjet 0,73, Techcombank 0,83…

TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, tỷ lệ nêu trên cho thấy khả năng trả nợ cũng như tình hình tài chính đối với các doanh nghiệp vẫn đang ở ngưỡng “an toàn”.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, nhưng vẫn cần phải có giải những pháp linh động nhằm hỗ trợ giới doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn này. Nguồn lực ít thì cũng phải dồn lực, phải có được những sự liên kết của hệ thống các ngân hàng thương mại dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ đó tập trung tháo gỡ các vướng mắc, xem xét  tái cơ cấu lại những khoản vay của doanh nghiệp.

"Đặc biệt là với các doanh nghiệp có tổng tài sản lớn, các công ty có năng lực, tiềm năng phát triển thì với các khoản vay đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cần phải chỉ đạo những ngân hàng thương mại rà soát, cũng như cơ cấu lại, lùi thời hạn trả nợ để những khoản vay này không bị nhảy nhóm, và thành nợ xấu", ông Hiếu nói.


TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng

“Khi dòng tiền giai đoạn này đang bị đứt gãy, những kênh huy động vốn chủ lực bị “khóa”, nên khách hàng lại không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, từ đó dẫn đến nguồn thu của các doanh nghiệp gần như bằng 0. Đây là các nguyên nhân khách quan, nên Ngân hàng Nhà nước cần phải có một số giải pháp linh hoạt, rà soát lại tất cả những khoản vay, để từ đó tập trung “giải cứu” các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt, ngăn việc nợ vay đến hạn bị nhảy sang nhóm xấu”, đại diện một tập đoàn bất động sản ở Hà Nội đề xuất.

Doanh nghiệp phải được hỗ trợ để phục hồi

Dự thảo thông tư sửa đổi thông tư 01 đang được trình Thủ tướng, với tinh thần vẫn phải tiếp tục cơ cấu theo hướng tạo điều kiện giãn, hoãn thời gian trả nợ cho những khoản nợ mà doanh nghiệp khó khăn. Tuy nhiên, cần phải có sự đồng thuận của Bộ Tài chính. Bởi nếu phải trích lập đầy đủ, ngân hàng sẽ gặp khó do vẫn giữ nguyên nhóm nợ cho những khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nhưng nếu không trích lập cũng không phản ánh đầy đủ vấn đề an toàn cho hệ thống sau này.

Do đó, tinh thần sửa đổi thông tư 01 sẽ hài hòa giữa việc tiếp tục cơ cấu nhưng phải trích lập dự phòng một cách hợp lý. Với doanh nghiệp đang có khoản vay đang được cơ cấu, việc cho vay mới hay không là do ngân hàng thương mại quyết định, sau khi đánh giá khách quan, chính xác khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Sức khỏe của từng doanh nghiệp phải để ngân hàng thương mại đánh giá. Nếu khó khăn do những nguyên nhân khách quan,  doanh nghiệp phải được hỗ trợ để phục hồi. Với doanh nghiệp yếu kém, ngân hàng cũng phải phản ánh đầy đủ để có cơ chế trích lập phù hợp.

Nhân Hà Phan
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước