meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điều ít biết về ông Bùi Anh Dũng - Vị chủ tịch kín tiếng của Ngân hàng SCB

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Trước khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), ông Bùi Anh Dũng đã có hơn 31 năm kinh nghiệm công tác trong ngành ngân hàng. Ông Dũng cũng từng giữ nhiều chức vụ tại SCB.

Chủ tịch Ngân hàng SCB Bùi Anh Dũng là ai? 

Ông Bùi Anh Dũng có trình độ chuyên môn là Cử nhân Tài chính Ngân hàng - Đại học Ngân hàng TP.HCM và Cử nhân ngoại ngữ - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. Ông Dũng từng có hơn 31 năm kinh nghiệm công tác trong ngành ngân hàng. Trong hơn 3 thập kỷ qua, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các tổ chức tín dụng như: Phó Trưởng phòng Thanh toán quốc tế, Trưởng Phòng kinh doanh đối ngoại, Phó Giám đốc, Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Vùng 1 kiêm Giám đốc SCB Bến Thành. 

Thời điểm hiện tại, ông Bùi Anh Dũng đang giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Đồng thời, ông còn là thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ phụ trách Khối Doanh nghiệp kiêm Giám đốc SCB Bến Thành - Ngân hàng TMCP Sài Gòn.


Từ ngày 25/2/2021 đến nay, ông Dũng được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Từ ngày 25/2/2021 đến nay, ông Dũng được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Những điểm nhấn trong quá trình công tác của Chủ tịch Ngân hàng SCB Bùi Anh Dũng:

Từ ngày 29/05/2020 đến ngày 25/02/2021: Ông Dũng trở thành Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Từ ngày 25/2/2021 đến nay: Ông Dũng được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Tham khảo thêm

SCB dưới sự lãnh đạo của ông Bùi Anh Dũng

Được biết, kể từ ngày 30/06/2021, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn có vốn điều lệ là 20.020 tỷ đồng. Năm 2021, Ngân hàng SCB của Chủ tịch có quy mô tổng tài sản lên tới 671 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Điều này giúp SCB trở thành ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Theo công bố trên website của ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của SCB lần lượt là 1,19% và 0,89%, vẫn được kiểm soát tốt. Bên cạnh đó, hoạt động huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư của ngân hàng tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, tỷ lệ là 5,8% so với cuối năm 2020, đạt 612.375 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi đến từ dân cư chiếm 93,6%. 

Báo cáo tài chính mới nhất quý 2/2021 của Ngân hàng Sài Gòn cho thấy, cho vay khách hàng của SCB so với đầu năm tăng nhẹ thêm 8,8 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 2,54% và đạt 356,896 tỷ đồng.  

Đồng thời, khoản mục tài sản có khác của Ngân hàng SCB ghi nhận ở mức rất cao so với trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Cụ thể, khoản mục này đạt trên 154.534 tỷ đồng, chiếm tới 25,77% tổng tài sản có của ngân hàng.


Năm 2021, Ngân hàng SCB của Chủ tịch có quy mô tổng tài sản lên tới 671 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm
Năm 2021, Ngân hàng SCB của Chủ tịch có quy mô tổng tài sản lên tới 671 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm

Ngày 26/12/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Việc thành lập này trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Từ ngày 1/1/2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB - Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động.

Đây là bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của cả 3 ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là cột mốc đáng nhớ, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về cả quy mô tài sản, mạng lưới, công nghệ lẫn nhân sự của các ngân hàng này. Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng cùng với sự quyết tâm cao nhất của Hội đồng Quản trị cùng với Ban điều hành cùng với toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của quý khách hàng và cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB ngày càng lớn mạnh. 

Dù có tuổi đời non trẻ nhưng đến thời điểm hiện tại, Ngân hàng SCB đã có tổng cộng 240 chi nhánh trên khắp cả nước. Tính riêng tại TP.HCM, SCB đã có đến 114 chi nhánh và phòng giao dịch, tại Đà Nẵng là 11 chi nhánh và Hà Nội có đến 40 chi nhánh. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Đầu năm 2021, Ngân hàng SCB được xướng danh trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất nước. Theo thống kê, Quý I/2021 Ngân hàng SCB có tổng tài sản là 660.580 tỷ đồng, tăng 13,9% so với Quý I năm 2020. Trong suốt một thập kỷ phát triển mạnh mẽ, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn nhiều lần vinh dự nhận được giải thưởng lớn như: 

Năm 2016: Đối tác liên kết sản phẩm tốt nhất Việt nam, Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam, Top 10 ngân hàng thương mại uy tín,…

Năm 2017: Ngân hàng có tỷ lệ thanh toán quốc tế xuất sắc, Ngân hàng Quản trị doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam…

Năm 2018: Ngân hàng Thương mại tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại tốt nhất Việt Nam, Sao vàng ASEAN…

Năm 2019: Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam, Ưu đãi thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng xuất sắc về Ngoại hối Việt Nam…

Năm 2020: Ngân hàng bán lẻ tốt Việt Nam 2020, Top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn, Công nghệ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam…

Với tiềm lực tài chính vững mạnh cùng với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, công nghệ hiện đại, danh mục sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, SCB có đủ nền tảng để đạt đến mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại hàng đầu Việt Nam.

Ngân hàng SCB cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cũng như đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng, mang đến giá trị và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho Đối tác, Cổ đông; xây dựng chế độ phúc lợi và môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ cán bộ nhân viên công tác tại đây.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

8 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

8 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

8 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

8 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước