meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điều gì xảy ra khi Chính phủ nới trần (room) tín dụng thêm 1%?

Thứ ba, 06/12/2022-13:12
Chiều 5/12, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định nới room tín dụng thêm khoảng 1,5 - 2%, động thái này được các chuyên gia đánh giá là rất tích cực trong bối cảnh hiện tại, nền kinh tế nói chung và ngành bất động sản nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

Đây là đề nghị mới nhất và được cho là cần thiết nhất ở thời điểm hiện tại khi các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Biến động thanh khoản thị trường bất động sản thời điểm cuối năm cho thấy các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái khó huy động vốn. ứng trước của khách hàng do thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại, số lần giao dịch sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến nhiều rủi ro lớn cho chủ doanh nghiệp và cả nhà đầu tư.

loi-nhuan-1669912820.png
Các doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái khó huy động vốn.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm nay đạt 18,7 tỉ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tỉ lệ giải ngân đạt 15,4 tỉ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Riêng lĩnh vực bất động sản năm 2022 đạt 3,5 tỉ USD, chiếm 19% nguồn vốn FDI và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021 nhưng chủ yếu tập trung vào phân khúc bất động sản công nghiệp và một số tập đoàn bất động sản lớn, còn đa số doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ khó tiếp cận được nguồn vốn FDI.

Do đó, bên cạnh việc các doanh nghiệp bất động sản đang nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn để phục hồi, tăng trưởng, phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững thì Nhà nước cần gấp rút thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý và dễ chấp nhận hơn.

Thực tế cho thấy tín dụng ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng tăng. Nếu cho phép tín dụng tăng trưởng quá nhanh, có thể gia tăng nguy cơ rủi ro lạm phát, gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Cuộc đua lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng để có nguồn vốn cho vay sẽ dẫn đến lãi suất cho vay tăng, nợ xấu tăng theo, đe dọa sự an toàn của hệ thống tài chính. 

nhnn-noi-room-tin-dung-1-1669912929.png
Tín dụng ngân hàng vẫn là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng.

Tuy nhiên, trong thời gian tới việc tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để hệ thống lành mạnh hơn, tạo điều kiện điều hành chính sách tiền tệ, điển hình là chính sách điều hành, điều chỉnh room tín dụng, tiến tới xóa bỏ room tín dụng là vô cùng cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 

Trên cơ sở đánh giá, phân tích, đưa ra nhận dịnh nền kinh tế nước ta có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại, HoREA đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần (room) tín dụng thêm 1% (nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%) để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn trước Tết Quý Mão 2023 với mong muốn tạo ra tín hiệu tích cực trong các giao dịch bất động sản.

nhnn-noi-room-tin-dung-768x512-1669913010.jpg
Nới trần (room) tín dụng thêm 1% để tạo ra tín hiệu tích cực trong các giao dịch bất động sản từ nay đến tết Qúy Mão 2023..

Tiêu chí để các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM là “các dự án có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án nhà ở xã hội, các dự án sắp hoàn thành xây dựng, dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có nhiều hoạt động an sinh xã hội”.

Để nắm bắt cơ hội phát triển về BĐS cần theo dõi sát sao biến động thị trường

Sẽ tạo ra điểm sáng cho thị trường?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Như vậy, sẽ có ít nhất hơn 150.000 tỷ đồng được phân bổ thêm cho các ngân hàng.

Đây được đánh giá là một thông tin tích cực cho nền kinh tế, mặc dù NHNN yêu cầu tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên. Đối với lĩnh vực bất động sản, thời gian qua cũng có không ít đề xuất cho rằng NHNN nên nới trần tín dụng thêm 1 – 2% để hỗ trợ thị trường vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đã sử dụng hết các room được phân phối khiến thị trường bất động sản gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn từ ngân hàng.

Ông Thanh đánh giá, hành động nới room tín dụng thêm 1,5 - 2% của NHNN là rất tích cực và cần thiết cho thị trường bất động sản lúc này. Song, việc nới thêm tín dụng chỉ giải quyết được một phần của nhu cầu cho những dự án bất động sản đang rất tốt, cần thêm nguồn vốn để triển khai nốt, từ đó tăng thêm nguồn cung cho thị trường.

“Với nhà đầu tư cá nhân, người có nhu cầu mua nhà ở thực họ cũng sẽ cân nhắc đến khả năng chi trả khi vay mua trong bối cảnh lãi suất đang cao”, ông Thanh nói.

Khi nguồn vốn tín dụng tăng lên sẽ là chất xúc tác có ảnh hưởng tích cực đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay và dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa góp phần chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, thị trường ba tháng cuối năm nay khả năng khó được như những năm trước năm 2023, khi có room tín dụng mới sẽ giúp thị trường bất động sản sôi động hơn so với hiện tại, những vướng mắc về pháp lý được tháo gỡ, room tín dụng có mức hạn mới sẽ là điểm sáng cho thị trường bất động sản, giúp thị trường có thêm giao dịch từ người mua nhà thực và các nhà đầu tư bất động sản nhỏ lẻ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước