meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điều chuyển vốn đầu tư công nếu chậm giải ngân 

Thứ tư, 06/04/2022-17:04
Kết thúc quý đầu tiên của năm 2022, cả nước còn hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư chưa phân, so với cùng kỳ năm trước tiến độ giải ngân còn thấp. Trong đó có nhiều đơn vị chưa thực hiện giải ngân. 

Nhiều lý do cho việc chưa giải ngân

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh việc tập trung đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu: "Đầu tư công phải dứt khoát không manh mún, chia cắt, dàn trải, kéo dài, làm mất thời gian, tăng thủ tục hành chính, giảm hiệu quả đầu tư". 

Tính đến ngày 30/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tổng số vốn ngân sách nhà nước các bộ, cơ quan và địa phương đã có quyết định giao chi tiết là 466.123.313 tỷ đồng, đạt 90% so với số vốn Thủ tướng đã giao.

Đồng thời còn 13/51 bộ, cơ quan Trung ương và 21/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022 với. Số vốn này bằng khoảng 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân được chỉ ra là do một số bộ, cơ quan và địa phương đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (quyết định đầu tư) cho các dự án vừa được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.


Nguồn Bộ Tài chính.
Nguồn Bộ Tài chính.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính đến hết ngày 31/3, vốn ngân sách nhà nước thanh toán ước tính đạt 11,88% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong khi đó cùng kỳ năm 2021 là 13,17%. Như vậy có thể thấy, vốn ngân sách nhà nước thanh toán quý I/2022 thấp hơn so với quý II/2021. Vốn trong nước đạt 12,66% kế hoạch; vốn nước ngoài đạt 0,99% kế hoạch.

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân giữa các bộ, ngành địa phương có sự chênh lệch rất lớn. Cụ thể là có 4 bộ và 15 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 20%, trong đó một số đơn vị có tỉ lệ giải ngân đạt trên 25% . Tuy nhiên, có 46/51 bộ, cơ quan Trung ương và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức bình quân của cả nước (11,88%). Đặc biệt, có 29 bộ, cơ quan chưa giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2022.

Một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã đưa ra lý do chậm giải ngân là do một số dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đấu thầu, thương thảo hợp đồng. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Về những trường hợp chậm giải ngân hoặc chưa giải ngân 1 đồng nào, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nguyên nhân là do trách nhiệm của các chủ đầu tư, một số bộ, cơ quan và địa phương chưa thật sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa kịp thời ban hành các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công. Bởi từ thực tế có thể thấy rõ, cùng một cơ chế, chính sách như nhau nhưng có bộ, địa phương thực hiện giải ngân tốt nhưng ngược lại có những bộ, địa phương giải ngân rất thấp. 

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: "Ngoài ra, giá vật tư, vật liệu xây dựng sắt thép, cát đá, xi măng… tăng làm cho tiến độ thi công dự án bị chậm lại, thi công theo kiểu "cầm chừng" để chờ giảm giá vì nếu thi công các nhà thầu sẽ bị lỗ so với giá trúng thầu, ảnh hưởng đến phương án tài chính của dự án"

Kiểm điểm người đứng đầu nếu để chậm trễ giải ngân

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục tạo nền tảng để cả nước thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong năm nay, lượng vốn cần giải ngân khá lớn, bởi ngoài số vốn kế hoạch năm đã được Quốc hội quyết nghị còn có một lượng vốn bổ sung từ nguồn vốn thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Do đó, để giải quyết tình trạng chậm trễ trong việc giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương coi việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022. Đồng thời, cần có các giải pháp quyết liệt hơn nữa, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên. Thực hiện việc rà soát, điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn. Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công. Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực. Người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng về việc chậm giải ngân, gây lãng phí.


Chậm trễ giải ngân sẽ làm chậm tiến độ thi công các dự án.
Chậm trễ giải ngân sẽ làm chậm tiến độ thi công các dự án.

Đồng thời, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị có hình thức biểu dương đối với 4 cơ quan trung ương và 5 địa phương đã phân bổ 100% kế hoạch, đồng thời có tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm trên 25%. Cùng với đó là phê bình 13 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương đến ngày 30/3/2022 chưa phân bổ hết kế hoạch được giao và 29 bộ, cơ quan trung ương đến nay chưa giải ngân kế hoạch vốn năm 2022. Bộ trưởng yêu cầu các bộ, địa phương này nghiêm túc tự kiểm điểm, chỉ ra hạn chế, bất cập, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn, xem xét các tổ chức, cá nhân còn trì trệ để có biện pháp xử lý phù hợp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tài chính cũng kiến nghị rà soát, điều chuyển vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đối với 3 trường hợp. Một là đến hết ngày 31/3/2022 chưa phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2022 được giao. Hai là đến hết ngày 31/5/2022 chưa giải ngân kế hoạch vốn được giao. Ba là đến hết ngày 31/5/2022 chưa làm thủ tục thanh toán toàn bộ số vốn ứng trước và nợ đọng xây dựng cơ bản được giao trong năm 2022.

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài nhưng lại chậm giải ngân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với  Bộ Tài chính sẽ làm việc trực tiếp với từng bộ, cơ quan Trung ương và địa phương. Từ đó xác định rõ lý do để kiến nghị giải pháp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm nay. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

8 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

8 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

8 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

8 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

8 giờ trước