meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương theo hướng đô thị ven sông 

Thứ năm, 17/03/2022-09:03
Theo báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2040, thành phố sẽ kế thừa 03 mục tiêu của quy hoạch cũ và 2 mục tiêu mới. 

TP Hải Dương thành đô thị ven sông 

Mới đây, UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức cuộc họp báo cáo và xin ý kiến về phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2040 làm cơ sở hoàn thiện trình Bộ Xây dựng thẩm định và Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt.

TP Hải Dương được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, với định hướng phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam của Đồng bằng Sông Hồng.

Trong thời gian thực hiện nhiều năm qua đã xuất hiện các bất cập, hạn chế, do đó cần được nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh. 


Định hướng đến năm 2040, phát triển TP Hải Dương thành đô thị ven sông.
Định hướng đến năm 2040, phát triển TP Hải Dương thành đô thị ven sông.

Vì vậy, trong lần điều chỉnh quy hoạch này, phạm vi quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương, được điều chỉnh theo Nghị quyết số 788 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/10/2019, về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương, bao gồm 19 phường và 06 xã và có tổng diện tích tự nhiên là 111,64 km2.

Trong lần lập quy hoạch này đặt mục tiêu phát triển TP Hải Dương với vị thế và xu hướng phát triển mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Đồng thời khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, di sản văn hoá, bản sắc con người địa phương để phát triển nhanh và bền vững.

Trong đó tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I. Đưa TP Hải Dương thành đô thị văn minh, xanh, thân thiện với môi trường. Thành phố sẽ có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện, hấp dẫn nhà đầu tư, thu hút lực lượng lao động và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

Dựa vào đó làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, theo báo cáo phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2040. Thành phố sẽ kế thừa 03 mục tiêu của quy hoạch cũ gồm thành phố năng động; thành phố văn hóa - lịch sử; thành phố sống khỏe.

Và bổ sung thêm 02 mục tiêu là thành phố xanh, thông minh và thành phố sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Như vậy, TP Hải Dương được định hướng phát triển từ đô thị trung tâm hiện hữu xuống phía Nam sông Sặt và phía Tây sông Thái Bình là khu vực phát triển các khu đô thị tổng hợp, bao gồm các chức năng chính về phát triển dân cư đô thị, giáo dục, dịch vụ thương mại, trung chuyển đầu mối giao thông.

Về phía Bắc và Đông thành phố sẽ phát triển đô thị sinh thái và hệ sinh thái nông nghiệp kết hợp với du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng ven sông, du lịch nông nghiệp.

Phát triển hệ thống giao thông theo hướng liên kết vùng 

Tại cuộc họp, nhiều đại biểu cho rằng TP Hải Dương có các điều kiện để trở thành đầu mối, trung tâm về thương mại nông sản và trung tâm logistic. Do đó, cần đẩy nhanh việc di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi trung tâm thành phố để tạo không gian cho phát triển đô thị.

Về hệ thống giao thông, TP Hải Dương cần phát triển theo hướng tăng kết nối liên vùng, đặc biệt là với tuyến đường vành đai 5 của Hà Nội sắp được triển khai. 

Về phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương cho biết, việc khai thác tiềm năng, lợi thế của sông Thái Bình, sông Sặt sẽ là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.


TP Hải Dương đặc biệt chú trọng đến khai thác tiềm năng của sông Thái Bình và sông Sặt.
TP Hải Dương đặc biệt chú trọng đến khai thác tiềm năng của sông Thái Bình và sông Sặt.

Bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Xây dựng cho rằng Hải Dương cần làm rõ hơn về việc khai thác hiệu quả sông Sặt và sông Thái Bình. Bên cạnh đó cần đưa ra các yêu cầu về thiết kế đô thị đối với từng khu vực và cân nhắc về việc phát triển hệ thống giao thông đường sắt.

Về văn hóa, TP Hải Dương cần đánh giá đúng tầm và quan tâm để có những công trình, không gian bảo tồn, phát triển những nét đặc sắc của văn hóa xứ Đông. 

Phương án di chuyển những công trình không phù hợp ra khỏi khu vực nội thành có thể được tính đến. Nhằm tạo kiến trúc cảnh quan, không gian cảnh quan thông minh, hiện đại.

TP Hải Dương đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2019, tuy nhiên vẫn còn những bất cập về hạ tầng giao thông, thiết chế văn hóa, xử lý nước thải tại. Vì vậy, trong phương án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Dương lần này cần phải nhìn thẳng vào những hạn chế, vướng mắc đang còn hiện hữu để có tính toán hợp lý, lâu dài. Các nội dung điều chỉnh phải bám sát cơ sở thực tế, định hướng phát triển, thể hiện tầm nhìn chiến lược.

Định hướng phát triển phải đặt trong tổng thể không gian đô thị và giá trị cốt lõi là tính văn hóa bản địa, từ đó nâng cao thương hiệu đô thị. Phương án điều chỉnh quy hoạch phải khớp với quy hoạch về đất đai, phù hợp với hệ thống pháp lý hiện hành.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu TP Hải Dương cần rà soát lại quỹ đất, đánh giá thực trạng sử dụng đất để có phương án bố trí, sử dụng đất hiệu quả. Dựa trên nền tảng cấu trúc sẵn có để thực hiện quy hoạch mang tính kế thừa cao. 

Đồng thời, xác định nguồn lực triển khai thực hiện, kinh phí đầu tư, thực hiện quy hoạch cần được hoạch định từ khi làm quy hoạch để tránh lúng túng, bị động.

Trước đó, theo Quyết định số 1941 (ngày 18/11/2021) phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hải Dương đến năm 2040. Phạm vi toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố, gồm 19 phường và 06 xã, có diện tích tự nhiên 111,68 km2. Thành phố sẽ là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng đồng bằng sông Hồng, đầu mối kết nối quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội, TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh…

Đến năm 2030 dự kiến có 595.000 người dân. Đến năm 2040, dân số có khoảng 669.000 người. 

Đến năm 2030, có khoảng 5.500-6.500ha đất xây dựng. Trong đó, đất dân dụng khoảng 3.500-4.000ha, đất ngoài dân dụng khoảng 2.000-2.500ha.

Đến năm 2040, có khoảng 7000-8.000ha đất xây dựng. Trong đó, đất dân dụng khoảng 4.200-4.700ha, đất ngoài dân dụng khoảng 2.700-3.200ha.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

19 giờ trước