Điểm danh loạt doanh nghiệp "mở hàng" chào sàn chứng khoán của năm 2023
BÀI LIÊN QUAN
Hàng loạt "tân binh" chào sàn chứng khoán trong năm 2022 gây thất vọng, có mã mất 2/3 giá trị kể từ khi niêm yếtChứng khoán Mỹ xanh rực sau hai phiên giảm, Nasdaq tăng 2,6%Chưa vào mùa báo cáo tài chính quý 4/2022 nhưng nhiều "đại gia" trên sàn chứng khoán đã ước tính lãi giảm mạnh, thậm chí lỗ nặngTrong tuần giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán sau đợt nghỉ Tết dương lịch thì có 4 doanh nghiệp sẽ lên sàn. Và trong bối cảnh thị trường còn nhiều biến động cũng như giảm mạnh so với làn sóng tăng mạnh của giai đoạn năm 2020 - 2021 thì mức giá khởi điểm của các tân binh trung bình ngang mệnh giá là (10.000 đồng/cp), cá biệt có VNG với mức định giá là 240.000 đồng/cp.
Chi tiết, vào ngày 5/1, có 35,8 triệu cổ phiếu VNZ của Công ty Cổ phần VNG sẽ giao dịch ở trên sàn UPCoM. Và giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của VNZ là 240.000 đồng/cp. Và dù với mức giá này, vốn hóa của VNG cũng chỉ chưa đầy 350 triệu USD - mức này thấp hơn rất nhiều các định mức giá tỷ USD trước đó nhưng cũng đã trở thành cổ phiếu có thị giá cao nhất ở trên thị trường.
Triển vọng tươi sáng của lĩnh vực công nghệ dù thị trường chứng khoán 2022 lao dốc
Trải qua một năm với nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau, lĩnh vực công nghệ thực sự có 1 năm không đáng để nhớ. Thế nhưng những tiến triển mới đây khiến tương lai của ngành này trở nên rộng mở hơn bao giờ hết.Chứng khoán BVSC: 9 tháng năm 2022, xúc xích Ponnie và Heo cao bồi đóng góp 1.400 tỷ đồng cho cho Masan
Theo BVSC, mảng heo của Masan cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi vấp phải sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu thịt mát khác ở trên thị trường. Song song với đó là tình hình vĩ mô khó khăn khiến cho người tiêu dùng đang tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn để có thể vượt qua được thời điểm khó khăn về kinh tế.Nhớ về năm 2014, VNG cũng đã được định giá là 1 tỷ USD và trở thành kỳ lân đầu tiên của Việt Nam. Đến năm 2019 thì VNG cũng được quỹ đầu tư Temasek của chính phủ Singapore định giá ở mức là 2,2 tỷ USD (tương đương với 1,8 triệu đồng/cp). Còn đến năm 2021, Công ty quản lý quỹ Mirae Asset chi mua cổ phần VNG với mức giá 1,7 triệu đồng/cp.
Xét về tình hình kinh doanh năm nay, quý 3/2022, VNG cũng đã ghi nhận mức doanh thu thuần đạt mức là 2.100 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 3,7%. Mặc dù vậy thì khoản lỗ 27,6 tỷ đồng từ công ty liên kết và lỗ khác là 26,1 tỷ đồng cũng đã nhấn chìm lợi nhuận của VNG.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, VNG ghi nhận lỗ sau thuế là 764 tỷ đồng còn lỗ sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận là 419,3 tỷ đồng. Lý do lỗ đến từ khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Zion (đây chính là đơn vị sở hữu ví điện tử ZaloPay) và Công ty cổ phần Tiki.
Còn trên báo cáo tài chính riêng lẻ thì tính đến ngày 30/9/2022, VNG đã ghi nhận khoản đầu tư vào công ty con và công ty liên kết là 4.442,2 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 73,9%. Trong đó thì khoản đầu tư vào Công ty Cổ phần Zion ghi nhận chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức giá trị đầu tư ;à 2.561,5 tỷ đồng và số dư trích lập dự phòng ghi nhận là 2.269,3 tỷ đồng.
Cũng theo bản công bố thông tin, tính đến ngày 28/11/2022 thì VNG cũng có 3 cổ đông lớn đó là VNG Limited (có trụ sở tại Cayman Islands) nắm giữ 49% vốn điều lệ ( tương đương với 61,1% số cổ phiếu đang lưu hành); Công ty cổ phần Công nghệ BigV nắm giữ 4,6% vốn điều lệ (tương đương 5,7% số cổ phiếu đang lưu hành) và ông Lê Hồng Minh nắm 9,8% vốn điều lệ (ương đương 12,3% số cổ phiếu đang lưu hành).
Còn các doanh nghiệp còn lại cũng cùng tham gia lần đầu vào phiên ngày 6/1/2023. Trong đó có 3,15 triệu cổ phiếu VMT của Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải miền Trung sẽ được giao dịch đầu tiên trên UPCoM với mức giá tham chiếu là 16.600 đồng/cp.
Tong năm 2021, doanh thu thuần và lãi sau thuế của VTM cũng đạt lần lượt là 68 tỷ đồng và hơn 8 tỷ đồng, so với kết quả năm 2020 tăng hơn 63% và 84%. Cũng trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu từ dịch vụ vận tải ghi nhận chiếm phần lớn với gần 65 tỷ đồng còn lại sẽ là doanh thu cho thuê kho bãi (ghi nhận gần 3 tỷ đồng) và doanh thu cho thuê văn phòng (ghi nhận 515 triệu đồng).
Và tính đến ngày 24/10/2022, VMT ghi nhận có 4 cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương Việt Nam (ghi nhận nắm giữ gần 305.000 cổ phiếu với tỷ lệ 9,68%); Công ty Cổ phần Vinafreight (ghi nhận nắm giữ hơn 878.000 cổ phiếu với tỷ lệ 27,89%); Công ty Cổ phần Logistics Vinalink (ghi nhận nắm giữ hơn 878.000 cổ phiếu với tỷ lệ 27,89%); Công ty Cổ phần Transimex (ghi nhận nắm giữ hơn 708.000 cổ phiếu với tỷ lệ 22,49%).
Cũng cùng ngày 6/1/2023 có 3 triệu cổ phiếu CK8 của Công ty Cổ phần Cơ khí 120 sẽ giao dịch ở trên thị trường UPCoM với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên ghi nhận là 3.500 đồng/cp. Trong đó thì CK8 được thành lập từ việc Cổ phần hóa từ Nhà máy Cơ khí 120 được thành lập vào tháng 7/1947 trực thuộc của Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam. Đến ngày 31/10/2007 thì công ty hoạt động theo hình thức Công tỷ Cổ phần với vốn điều lệ ban đầu ghi nhận 30 tỷ đồng.
Xét về chỉ số kinh doanh, trong thời gian 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của CK8 cũng ghi nhận đạt gần 5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 1,43% còn lợi nhuận gộp đạt gần 3,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái giảm 1,82%.
Hiện tại thì Cơ khí 120 có 4 cổ đông lớn bao gồm Tổng Công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam – CTCP (ghi nhận 45,53%); Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (ghi nhận 10%); ông Lê Huy Hoàng (ghi nhận 5,03%) và bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (ghi nhận 5,05%).
Và ngày 6/1 tới đây đồng thời cũng là ngày giao dịch đầu tiên của hơn 1,16 triệu cổ phiếu DLM của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Công cộng Đà Nẵng với mức giá tham chiếu ghi nhận là 11.300 đồng/cp. Cũng trong ngày 6/1 thì Tập đoàn Green+ (GPC) cũng sẽ tiến hành giao dịch lần đầu tiên với mức giá là 16.000 đồng/cp.