meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hàng loạt "tân binh" chào sàn chứng khoán trong năm 2022 gây thất vọng, có mã mất 2/3 giá trị kể từ khi niêm yết

Chủ nhật, 01/01/2023-20:01
Trong năm 2022, số lượng doanh nghiệp chào sàn chứng khoán không nhiều, nhưng hầu hết đều ghi nhận thị giá giảm so với thời điểm ban đầu.

Theo Nhịp sống thị trường, chứng khoán Việt Nam dần kết thúc một năm đầy biến động, chỉ số VN-Index vượt ngưỡng 1.500 điểm, nhưng chỉ sau hơn nửa năm lại để mất ngưỡng 900 điểm. Trong bối cảnh thị trường chung không thật sự thuận lợi, hoạt động đưa cổ phiếu mới lên sàn của các doanh nghiệp theo đó cũng trở nên ảm đạm hơn.

Thống kê trong năm 2022, cả ba sàn HoSE, HNX và UPCoM đều không đón thêm nhiều "tân binh" mới mà chỉ có một vài cái tên thực sự lần đầu đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán.

Hai "tân binh" lần đầu mang cổ phiếu lên sàn HoSE

Trong năm 2022, sàn HoSE chỉ ghi nhận 2 mã cổ phiếu lần đầu niêm yết và giao dịch. Ngay từ đầu năm, 16,5 triệu cổ phiếu GHM - Công ty Cổ phần Minh Hưng Quảng Trị đã có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 12/1/2022 với mức giá tham chiếu là 22.000 đồng/cp, tương ứng định giá công ty vào khoảng 360 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cổ phiếu GMH lại không như mong đợi khi chỉ tăng trần vào phiên 13/1 rồi sau đó quay đầu giảm sàn suốt 6 phiên liên tiếp. Trong suốt năm qua, cổ phiếu này gần như chìm trong xu hướng giảm giá, kết phiên ngày 19/12 chỉ còn 9.640 đồng/cp, đây cũng là vùng giá thấp nhất từng ghi nhận, tương ứng mất tới 56% giá trị.


 
 

Tới ngày 28/11/2022, sàn HoSE đón nhận thêm mã chứng khoán NO1 của Công ty Cổ phần Tập đoàn 911. Số lượng niêm yết là 24 triệu cổ phiếu với mức giá tham chiếu là 10.000 đồng. Thế nhưng, kịch bản cũng chẳng tích cực hơn GMH là mấy, chỉ sau 1 tháng giao dịch trên HoSE cổ phiếu NO1 đã giảm xuống mức 8.960 đồng/cp, tương ứng mất hơn 10%. Vốn hóa cũng giảm xuống còn 215 tỷ đồng.

Xét về tình hình kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, NO1 ghi nhận doanh thu thuần gần 1.149 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 37 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước và vượt 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2022.


 
 

Một số cái tên lớn chuyển từ UPCoM sang niêm yết cổ phiếu trên HoSE

Năm 2022 còn ghi nhận thêm một vài cái tên lớn đã thực hiện niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE sau khi hủy đăng ký trên sàn UPCoM. Cụ thể, toàn bộ 267 triệu cổ phiếu HHV của CTCP Đầu tư hạ tầng Giao thông Đèo Cả bắt đầu chuyển niêm yết và chính thức giao dịch trên sàn HoSE kể từ ngày 20/1/2022. Với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 25.660 đồng/cổ phiếu. Được biết, trước đó mã này đã đăng ký giao dịch trên UPCoM từ tháng 12/2015.

Tuy nhiên, thị giá của HHV đã không thể vượt qua áp lực điều chỉnh của thị trường, cổ phiếu liên tục sụt giảm, thậm chí có thời điểm xuống đáy giá hơn 5 năm trước khi hồi phục một chút lên mức 8.950 đồng/cp. Với mức thị giá hiện tại, HHV đã "bốc hơi" 65% giá trị kể từ khi niêm yết trên HoSE, vốn hóa cũng mất gần 4.500 tỷ đồng sau chưa đầy 1 năm.

Nói về Đèo Cả, đây là một doanh nghiệp BOT lớn với hàng loạt dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư tính đến nay là hơn 80.000 tỷ đồng. Về tình hình tài chính, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, doanh thu tăng 24,5% so với cùng kỳ, đạt 563 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2022, HHV ghi nhận doanh thu 1.478 tỷ đồng, lãi ròng 213 tỷ đồng - tăng so với cùng kỳ.


 
 

Sang tới tháng 2/2022, toàn bộ gần 93 triệu cổ phiếu CTR của Tổng Công ty Công trình Viettel được niêm yết trên sàn HoSE. Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 23/2/2022 là 85.400 đồng/cổ phiếu. Trước đó, phiên giao dịch cuối cùng trên UPCoM là vào ngày 14/2.

Sau khoảng 10 tháng niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CTR đã giảm xuống còn 50.600 đồng/cp, tương ứng mất 41% giá trị. Thậm chí, nếu so với mức đỉnh hơn 96.000 đồng vào hồi tháng 4 năm nay thì mã CTR chỉ còn phân nửa thị giá.

Diễn biến cổ phiếu này có phần trái ngược với kết quả kinh doanh khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Viettel Construction đạt 6.830 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 320 tỷ đồng, tăng lần lượt 25% và 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng quý 3, doanh thu của CTR đạt hơn 2.605 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ, đây cũng là mức kỷ lục kể từ khi hoạt động đến nay.


 
 

Tháng 8, 135,8 triệu cổ phiếu ACG của Gỗ An Cường chính thức được niêm yết trên HoSE và bắt đầu giao dịch kể từ ngày 10/10 với mức giá tham chiếu phiên đầu tiên là 67.300 đồng/cp. Diễn biến tương tự, kết phiên giao dịch ngày 29/12, thị giá của ACG còn 35.400 đồng, giảm 47% so với mức khi chào sàn. Vốn hóa công ty cũng chỉ còn hơn 4.800 tỷ đồng.

Gần đây, ông Lê Đức Nghĩa – Chủ tịch HĐQT ACG chia sẻ, giá cổ phiếu của An Cường trên sàn chứng khoán hiện đang không phản ánh đúng giá trị của công ty. Chủ tịch An Cường cho biết, triển vọng ngành gỗ nói chung trong thời gian qua cũng bị đánh giá tiêu cực đã gây ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán và cổ phiếu của An Cường bị ảnh hưởng them diễn biến chung đó. Cùng với đó là tình trạng cơ cấu cổ đông cô đặc.


 
 

Sàn HNX đón thêm 3 "tân binh" mới và 3 mã chuyển sàn

Năm qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đón thêm 3 cổ phiếu niêm yết mới chào sàn. Mã đầu tiên là HMR của Công ty Cổ phần Đá Hoàng Mai với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 13/1, mức giá tham chiếu là 15.700 đồng/cp. Sau gần 1 năm, thị giá của HMR giảm còn chưa tới một nửa, hiện đạt 6.400 đồng/cp. Với số lượng hơn 5,6 triệu cổ phiếu đang lưu hàng, vốn hóa của HMR còn lại gần 36 tỷ, mất 52 tỷ đồng so với thời điểm đầu.

Cũng trong tháng 7, cổ phiếu DVM của Dược liệu Việt Nam và PCH của Nhựa Picomat đã chính thức chào sàn HNX. Trong đó, DVM niêm yết gần 36 triệu đơn vị với giá tham chiếu chào sàn là 18.000 đồng/cp, còn 20 triệu cổ phiếu PCH bắt đầu giao dịch trong 28/7 với giá tham chiếu 11.000 đồng. Tuy nhiên, sau nửa năm chào sàn, cả DVM và PCH đều ghi nhận cùng một kịch bản khi thị giá của DVM giảm 29% xuống mức 12.800 đồng/cp còn PCH giảm 55% còn 5.000 đồng/cp.


 
 

Ngoài ra, có 3 mã chứng khoán chuyển sàn giao dịch từ UPCoM sang HNX trong năm 2022, đó là SPC của Bảo vệ Thực vật Sài Gòn, TOT của Transimex Logistics và TKG của Sản xuất và Thương mại Tùng Khánh.

9 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM

Trên sàn UPCoM, 9 cổ phiếu đã thực hiện đăng ký giao dịch mới trong năm 2022. Đáng chú ý là mã BIG của Big Invest Group với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 10/1, mức giá tham chiếu là 10.900 đồng/cp. BIG có xuất phát điểm là công ty chuyên kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng và sự kiện. Người sáng lập là ông Võ Phi Nhật Huy - cái tên từng được chú ý từ hồi năm 2017 khi cộng đồng mạnh lan truyền về hình ảnh chụp văn phòng Tập đoàn Big Group với tầm nhìn: "Năm 2020 - IPO tại Tp.HCM 500 triệu USD; Năm 2025 - IPO tại New York 200 tỷ USD".

Tuy nhiên, chỉ sau 1 năm giao dịch trên UPCoM, cổ phiếu BIG chỉ có phút huy hoàng ngắn ngủi với 6 phiên tăng kịch trần ngay khi chào sàn, sau đó quay đầu lao dốc, thị giá hiện chỉ đạt 9.100 đồng/cp, tương ứng vốn hóa thị trường vỏn vẹn chưa đến 46 tỷ đồng.

Tương tự, cổ phiếu GEE của Thiết bị Điện Gelex cũng gây chú ý thời điểm vừa chào sàn UPCoM bởi đà tăng gấp đôi chỉ sau 5 phiên đầu. Tuy nhiên, đà tăng này đã hạ nhiệt và thị giá GEE quay đầu giảm sâu, hiện đạt 26.600 đồng/cp, cao hơn đôi chút so với mức giá tham chiếu 25.000 đồng của phiên giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, nếu so với mức đỉnh 44.850 đồng từng đạt thì thị giá của GEE đã mất gần 41% giá trị.


 
 

Có thể thấy, bối cảnh thị trường không thuận lợi đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch chào sàn cũng như niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp. Nguyên nhân bởi dòng tiền không còn dồi dào và chứng khoán cũng không còn là kênh hút vốn dễ dàng. Ngoài số lượng cổ phiếu niêm yết bị sụt giảm, cũng dễ hiểu khi không ít doanh nghiệp "bỏ ngỏ" kế hoạch niêm yết cổ phiếu, đơn cử như Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (mã chứng khoán: CSI), HĐQT Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) hay CTCP Sơn Á Đông (mã chứng khoán: ADP)...

Mặc dù không thể phủ nhận những khó khăn trong ngắn hạn, nhưng triển vọng dài hạn lạc quan của chứng khoán Việt Nam nhờ tình hình vĩ mô ổn định cùng đà tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vẫn được dự báo ở mức cao. Bên cạnh đó, chứng khoán vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn ngay cả khi môi trường tiền rẻ đã không còn. Dù vậy, các nhà đầu tư cần thích nghi để tránh tổn thất trong những giai đoạn "thị trường hóa gấu".

Sau một năm tăng trưởng bùng nổ, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2022 đầy hứng khởi và VN-Index nhanh chóng vượt 1.500 điểm, mức cao nhất ghi nhận trong lịch sử 22 năm hoạt động.

Không chỉ tăng mạnh về mặt điểm số mà thanh khoản thị trường cũng cải thiện đáng kể, trong năm, những phiên giao dịch "tỷ đô" thường xuyên diễn ra. Làn sóng nhà đầu tư mới cũng là một động lực chủ yếu thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên. Sau 11 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước đã mở mới tổng cộng 2,5 triệu tài khoản, vượt xa con số của 4 năm 2018, 2019, 2020 và 2021 cộng lại. Tính đến cuối tháng 11, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước vượt hơn 6,74 triệu tài khoản, tương đương khoảng 6,7% dân số.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước