meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 29/12: Thanh khoản "cạn kiệt", dòng tiền chứng khoán nghỉ Tết sớm?

Thứ năm, 29/12/2022-16:12
Thị trường chứng khoán phiên cuối năm tiếp tục ảm đạm cả về dòng tiền và chỉ số. Tâm lý thận trọng trước mùa kết sổ cuối năm đã khiến nhà đầu tư chưa có nhiều động lực giao dịch.

Thanh khoản rơi về mức thấp hơn 1 tháng, VN-Index rớt 6 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, sau phiên sáng ảm đạm, thị trường chứng khoán trong nước bước vào phiên chiều không mấy khả quan hơn, khi dòng tiền chậm lại, VN-Index tiếp tục biến động hẹp quanh tham chiếu trước khi có một nhịp mạnh lên mức 1.020 điểm sau thời điểm 14h và cũng lao nhanh về dưới tham chiếu do một số mã lớn giằng co và đóng cửa mất hơn 6 điểm.

Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản sụt giảm mạnh. Nếu trừ đi giao dịch thỏa thuận, khối lượng của HoSE hôm nay chỉ đạt 371,3 triệu đơn vị.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 147 mã tăng và 237 mã giảm, VN-Index giảm 6,37 điểm (-0,63%), xuống 1.009,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch ở mức 462,6 triệu đơn vị, giá trị gần 8.236 tỷ đồng, giảm gần 22% về khối lượng và 23% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 91,3 triệu đơn vị, giá trị 2.385 tỷ đồng.


Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 29/12. Nguồn FireAnt
Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 29/12. Nguồn FireAnt

Đóng cửa, sàn HNX có 67 mã tăng và 86 mã giảm, HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,24%), lên 206,54 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,2 triệu đơn vị, giá trị 591,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,44 triệu đơn vị, giá trị 111,1 tỷ đồng.

Chỉ số UpCoM-Index tăng 0,45 điểm (+0,64%), lên 70,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 17,1 triệu đơn vị, giá trị 222,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,1 triệu đơn vị, giá trị 44,6 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng diễn biến trái chiều để cân bằng chỉ số. Trong đó, gây tác động tiêu cực nhất lên thị trường đến từ mã BID của BIDV khi lao dốc 4,5% còn 40.000 đồng. Bên cạnh đó, VPB của VPBank mất giá 1,9%, EIB của Eximbank rơi 3,2% hay STB của Sacombank giảm 2,4% giá trị.

Ở chiều ngược lại, VCB của Vietcombank đóng vai trò là "đầu kéo" mạnh nhất khi tăng 0,9% đạt 80.700 đồng. Ngoài ra còn có Masan tăng 1,1% đạt 94.000 đồng, PNJ bứt phá 4,2% hay KBC của Kinh Bắc bật tăng 4,6% lên 23.900 đồng.

Giao dịch lớn nhất thị trường trong phiên hôm nay thuộc về cổ phiếu NVL của Novaland với tổng khối lượng đạt gần 21,6 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị gần 325 tỷ đồng, sau thông tin doanh nghiệp này đang bầu lại nhân sự với sự trở lại của Chủ tịch Hội đồng quản trị Bùi Thành Nhơn.

Ngoài ra, một cổ phiếu khác cũng gây chú ý đó là IBC của Apax Holdings đã được giải cứu sau 23 phiên nằm sàn. Mã cổ phiếu này kết phiên tại giá cao nhất 2.580 đồng với gần 12 triệu cổ phiếu được sang tay và vẫn còn hơn 6 triệu đơn vị đặt mua giá trần chưa khớp.


Nhóm Bluechips ghi nhận diễn biến kém tích cực với sắc đỏ hiện diện tại phần lớn các cổ phiếu. Nguồn Vietstock
Nhóm Bluechips ghi nhận diễn biến kém tích cực với sắc đỏ hiện diện tại phần lớn các cổ phiếu. Nguồn Vietstock

Nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm sâu, cụ thể, SSI giảm 3,03%, VND giảm 4,26%, VCI giảm 3,71%, HCM giảm 4,45%, VIX giảm 1,76%, BSI giảm 3,59%.

Với nhóm bất động sản, các cổ phiếu vốn hóa lớn diễn biến tương đối tích cực khi VHM tăng 0,21%, VIC tăng 0,19%, KDH tăng 3,33%, KBC tăng 4,6%. Ngược lại, cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ lại nghiêng nhiều hơn về sắc đỏ.

Ở nhóm sản xuất, các cổ phiếu chủ yếu trong xu hướng giảm. Trong đó, SAB giảm 2,04%, HPG giảm 1,1%, GVR giảm 2,82%, DGC giảm 1,86%, DCM giảm 1,89%, VHC giảm 1,43%, PHR giảm 1,85%, BMP giảm 1,64%.

Cổ phiếu bán lẻ diễn biến phân hóa khi MWG giảm 0,23%, FRT giảm 2,42% nhưng PNJ lại tăng mạnh 4,24%.

Cổ phiếu năng lượng và hàng không cũng lao dốc, cụ thể, GAS giảm 0,39%, POW giảm 1,41%, PGV giảm 1,09%, PLX giảm 0,48%; VJC và HVN lần lượt mất đi 1,18% và 2,12% giá trị.

Thanh khoản thị trường khiến các nhà đầu tư ngắn hạn phiền lòng khi giá trị giao dịch tiếp tục rơi về mức thấp, tổng giá trị trên các sản chỉ đạt 9.217 tỷ đồng, giảm 25% so với phiên hôm qua.

Trước phiên giao dịch, Chứng khoán MB đã có những nhận định thị trường chung đang "giữ khách" với một số phiên phục hồi nhưng chưa đủ mạnh. Với điểm sáng là lực đỡ từ khối ngoại trong khi điểm trừ là thanh khoản xuống thấp ở tuần giao dịch cuối năm. MBS dự báo áp lực sẽ gia tăng, do đó nhà đầu tư không nên mua đuổi trong phiên. Tương tự, Chứng khoán DNSE và Agriseco cũng khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng quan sát thị trường cũng như tránh mua đuổi.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng trong phiên thị trường điều chỉnh

Khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng 140 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 136 tỷ đồng. Tại chiều mua, VND được mua ròng nhiều nhất với giá trị 58 tỷ đồng, HPG đứng ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 45 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà đầu tư ngoại còn mua ròng STB và VNM với giá trị lần lượt 33 tỷ đồng và 28 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, phiên hôm nay, NVL chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 192 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong danh sách bán ròng còn có những cái tên VPB (91 tỷ đồng), PDR (21 tỷ đồng) và BID (15 tỷ).


Khối ngoại tiếp đà mua ròng trong phiên thị trường điều chỉnh, tập trung "xả" NVL
Khối ngoại tiếp đà mua ròng trong phiên thị trường điều chỉnh, tập trung "xả" NVL

Trên HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 6 tỷ đồng. Trong đó, IDC được khối ngoại mua ròng với 2,7 tỷ đồng, ngoài ra, họ còn tìm tới PVS, PVI, HUT,... với giá trị mua ròng từ vài trăm triệu đồng. Ngược lại, PLC, TAR, TIG... bị bán ròng vài chục đến vài trăm triệu đồng trên HNX.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng gần 2 tỷ đồng. Cụ thể, hôm nay, VTP bị khối ngoại bán ròng khoảng 2,3 tỷ đồng, ngoài ra, học cũng bán ròng tại các mã CLX, QNS, ACV,... Ngược chiều, cổ phiếu HPP được khối ngoại mua 0,6 tỷ đồng. Tương tự, MCM, MML, BSR cũng được mua ròng mỗi cổ phiếu vài trăm triệu đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều giảm. Trong đó, VN30F2301 đáo hạn gần nhất giảm 15 điểm, tương đương -1,49% xuống 993 điểm, khớp lệnh hơn 345.000 đơn vị, khối lượng mở gần 50.000 đơn vị.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước