ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận 8.700 tỷ đồng, tăng vốn điều lệ lên trên 22.000 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
ĐHĐCĐ Sacombank: Không chia cổ tức năm 2023, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồngĐHĐCĐ MB: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 26.100 tỷ đồng, tăng mạnh vốn điều lệTrước thềm ĐHĐCĐ, Coteccons (CTD) báo lãi quý 1/2023 đạt 22 tỷ đồng, giảm 25%Doanhnhan.vn thông tin, sáng ngày 26/4 đã diễn ra đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Tính đến 8h56, số lượng cổ đông tham dự đại hội đạt 80 người, con số này đại diện cho hơn 82% số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng này.
Mục tiêu lợi nhuận năm 2023 là 8.700 tỷ đồng
Trong đại hội lần này, Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú cho biết, ngân hàng trong giai đoạn 5 năm qua 2028 - 2023 đã đạt được loạt kết quả tích cực. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 3,5 lần trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 0,84%.
Đáng chú ý, tổng tài sản của TPBank duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức 19% trong khi tăng trưởng tín dụng bình quân là 17%. Ngoài ra, tăng trưởng tiền gửi khách hàng đạt 21%. Tăng trưởng huy động khách hàng tính riêng trong năm 2022 đạt gần 40%, đây là mức cao nhất toàn ngành trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều thông tin xấu.
Trong năm 2023, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 8.700 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng 11%. Tổng tài sản dự kiến tăng 7% trong năm nay lên mức 350.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ cũng tăng 39% lên mức 22.016 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng huy động vốn của ngân hàng ước đạt 306.960 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng 6%.
Dư nợ cho vay cùng với trái phiếu tổ chức kinh tế tăng 18%, đạt 215.755 tỷ đồng. Kế hoạch dư nợ cho vay và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp dự kiến sẽ tùy theo hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tỷ lệ nợ xấu cho vay của TPBank kiểm soát dưới 2,2%.
Liên quan đến mục tiêu này, ban lãnh đạo ngân hàng khẳng định, năm 2023 được nhận định là một năm tương đối khó khăn với hoạt động ngân hàng do điều kiện kinh tế và thị trường tài chính ngân hàng vẫn còn nhiều biến động, chưa kể room tín dụng vẫn tiếp tục bị giới hạn. Do đó, TPBank sẽ tập trung vào việc tái cơ cấu danh mục tăng thu và tìm cách giảm giá vốn đầu vào nhằm cải thiện biên lãi thuần, tăng cường việc bán chéo sản phẩm và gia tăng thu nhập ngoài lãi.
Đáng chú ý, TPBank trong năm 2023 dự kiến sẽ chia cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 39,19% lấy từ nguồn lợi nhuận để lại chưa phân phối tính lũy kế đến năm 2021, đó là hơn 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần (2.561 tỷ đồng) cùng 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại của năm 2022.
Theo dự kiến, tổng số cổ phần phát hành là gần 620 triệu cổ phiếu. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng này sẽ tăng từ mức 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, tỷ lệ tăng vốn điều lệ được HĐQT trình các cổ đông là hơn 39%, ông Đỗ Minh Phú khẳng định việc đưa ra tỷ lệ tăng vốn này đã được HĐQT căn cứ vào khả năng vốn chủ sở hữu của ngân hàng cùng phần vốn muốn tăng thêm được lấy từ lợi nhuận để lại. HĐQT đã cân nhắc, cảm thấy mức 39% lên hơn 22.000 tỷ đồng là hoàn toàn phù hợp, không tăng tất cả mà sẽ để lại một phần dự trữ.
Tại đại hội lần này, HĐQT cũng trình chủ trương góp vốn và mua cổ phần để mua lại công ty con đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ. Theo TPBank, đây là nhu cầu tất yếu khách quan để ngân hàng có thể nâng cao vị thế cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Bầu thành viên HĐQT và BKS
Một nội dung khác đáng chú ý là TPBank đã trình các cổ đông thông qua tờ trình bầu thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát (BKS) cho nhiệm kỳ 2023-2028.
Theo đó, số lượng thành viên được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ mời này là 6 người, bao gồm 1 thành viên độc lập. Theo dự kiến, danh sách ứng cử viên có 4 người thuộc HĐQT nhiệm kỳ cũ, đó là ông Đỗ Minh Phú (Chủ tịch HĐQT), ông Đỗ Anh Tú (Phó Chủ tịch HĐQT) và ông Lê Quang Tiến (Phó Chủ tịch HĐQT) cùng ông Shuzo Shikata. Bên cạnh đó, có 2 ứng cử viên mới là bà Nguyễn Thị Mai Sương và bà Võ Bích Hà (ứng cử thành viên HĐQT độc lập).
Theo tìm hiểu, bà Nguyễn Thị Mai Sương sinh năm 1961, trình độ chuyên môn là Thạc sĩ kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Sương từng có thời gian giữ vị trí Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội (2009-2016), Trưởng ban Hiệp Hội Ngân hàng (2016-2022). Từ tháng 7/2022 đến nay, bà Sương nghỉ hưu theo chế độ.
Trong khi đó, bà Võ Bích Hà sinh năm 1967, trình độ chuyên môn là cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Hà từng có nhiều năm công tác tại BIDV, giữ nhiều vị trí quan trọng như Trưởng phòng quản lý vốn góp, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư, Trưởng ban Ban Kiểm soát. Từ tháng 12/2022 đến nay, bà Hà đã nghỉ hưu theo chế độ.
Đối với danh sách BKS mới gồm có các ứng viên: Bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Thái Duy Nghĩa và bà Nguyễn Thị Thu nguyệt. Bà Nguyễn Thị Thu Hương sinh năm 1967, có trình độ chuyên môn là cử nhân Kinh tế, Học Viện Ngân hàng. Trong khoảng thời gian 2011-2019, bà Hương giữ vị trí Vụ trưởng Vụ Thanh tra và giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài, thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước. Từ năm 2019-2022, bà Hương trở thành ủy viên HĐQT và đại diện cho 30% vốn Nhà nước tại BIDV. Từ tháng 11/2022 đến nay, bà Hương đã nghỉ hưu theo chế độ.
Còn ông Thái Duy Nghĩa và bà Nguyễn Thị Thu nguyệt đang thành viên BKS nhiệm kỳ hiện tại và tham gia ứng cử vào nhiệm kỳ mới.
Kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đã được thông qua.