meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

ĐHĐCĐ Sacombank: Không chia cổ tức năm 2023, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng

Thứ ba, 25/04/2023-15:04
Tại đại hội, lãnh đạo Sacombank đã trình cổ đông về kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng 50%. Tổng tài sản của nhà băng dự kiến đạt 657.800 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 11%; dư nợ đạt 491.600 tỷ đồng, so với năm 2022 đã tăng 12%.

Doanhnhan.vn thông tin, sáng 25/4 đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm tài chính 2022 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã chứng khoán: STB). Tính đến 8h40 sáng đã có khoảng 919 cổ đông và người đại diện ủy quyền tham dự đại hội, con số này tương đương 57,32% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Sau khi kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đã được thông qua.

Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỷ đồng

Trong ĐHĐCĐ lần này, lãnh đạo của Sacombank đã trình cổ đông về kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 50% so với năm trước và đạt 9.500 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản của ngân hàng dự kiến sẽ tăng 11%, lên mức 657.800 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ đạt 491.600 tỷ đồng, so với năm 2022 sẽ tăng 12% và tổng huy động vốn tăng 11%, đạt 574.600 tỷ đồng.


Trong ĐHĐCĐ lần này, lãnh đạo của Sacombank đã trình cổ đông về kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 50% so với năm trước và đạt 9.500 tỷ đồng; tổng tài sản của ngân hàng dự kiến sẽ tăng 11%, lên mức 657.800 tỷ đồng
Trong ĐHĐCĐ lần này, lãnh đạo của Sacombank đã trình cổ đông về kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 50% so với năm trước và đạt 9.500 tỷ đồng; tổng tài sản của ngân hàng dự kiến sẽ tăng 11%, lên mức 657.800 tỷ đồng

Theo ban lãnh đạo Sacombank, ngân hàng sẽ nỗ lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh của năm 2023, đồng thời tái cơ cấu thành công với mục đích tạo thêm nhiều giá trị cho các cổ đông. Cụ thể, phía Sacombank nhấn mạnh: “Ngân hàng tự tin có thể tái cơ cấu thành công sớm hơn thời hạn thay vì cho đến hết năm 2025”. 

Cũng theo Sacombank, ngân hàng trong năm nay sẽ bước vào chu kỳ kinh doanh mới, cùng mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số một cách toàn diện. Theo ngân hàng, mục tiêu trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh quy mô kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động, tăng trưởng nguồn vốn một cách bền vững và ứng dụng những mô hình cũng như công cụ quản trị đúng theo thông lệ quốc tế.

Ngân hàng trong thời gian tới vẫn tiếp tục tái cơ cấu, mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động ở những công ty con và những ngân hàng con…

Tính đến nay, Sacombank đã hoàn tất việc xử lý toàn bộ 21.576 tỷ đồng lãi dự thu được thuộc đề án cũng như trích lập dự phòng theo quy định. Tổng số dư dự phòng rủi ro của Sacombank đạt 22.742 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã tăng 41%; tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cũng đạt 131%.

Trong thời gian qua, những công ty và ngân hàng con của Sacombank đều hoạt động ổn định. Đáng chú ý, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ghi nhận hơn 371 tỷ đồng lợi nhuận; lợi nhuận của công ty cho thuê tài chính là hơn 174 tỷ đồng; lợi nhuận của công ty kiều hối là 5,7 tỷ đồng; doanh thu của công ty vàng bạc đá quý tăng 118% và lỗ 2,1 tỷ đồng. Ngoài ra, lợi nhuận của Sacombank Campuchia là 7,5 triệu USD và Sacombank Lào đã tập trung vào việc tái cấu trúc toàn diện.


Tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của Sacombank đã tăng 13,6% so với cùng kỳ và đạt 591.908 tỷ đồng; trong đó tài sản có sinh lời đã chiếm đến 89,3% tổng tài sản
Tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của Sacombank đã tăng 13,6% so với cùng kỳ và đạt 591.908 tỷ đồng; trong đó tài sản có sinh lời đã chiếm đến 89,3% tổng tài sản

Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc Sacombank, lợi nhuận hợp nhất quý 1/2023 của Sacombank đã tăng 50% so với cùng kỳ và đạt 2.383 tỷ đồng, thực hiện được 25% kế hoạch đề ra cho cả năm. Tính đến quý 1, tăng trưởng tín dụng của Sacombank đạt hơn 2%. Ngân hàng này đã trích lập 2.213 tỷ đồng dự phòng rủi ro trái phiếu VAMC. 

Cũng tính đến hết quý đầu năm, nợ nhóm 2 của ngân hàng là 4.226 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 1.225 tỷ đồng. Nợ nhóm 2 là cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, vì thế trong năm ngoái và đầu năm nay, các doanh nghiệp này đều gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên khi xét về bản chất, những khoản nợ này đều sở hữu tài sản đảm bảo cao hơn so với khoản cho vay. Thông qua tình hình kinh tế chung, nợ nhóm 2 trong ngành ngân hàng đã ghi nhận mức tăng tương tự.

Tính đến cuối năm ngoái, tổng tài sản của Sacombank đã tăng 13,6% so với cùng kỳ và đạt 591.908 tỷ đồng; trong đó tài sản có sinh lời đã chiếm đến 89,3% tổng tài sản. Tổng huy động nguồn vốn đã tăng 11,8% so với cùng kỳ và đạt 519.132 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng tăng 13% so với cùng kỳ, đạt 438.752 tỷ đồng; trong khi đó lợi nhuận trước thuế là 6.339 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Sacombank đạt 13,83%, tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát ở mức 0,93%.

Dự kiến không chia cổ tức trong năm nay

Đáng chú ý, trong đại hội lần này HĐQT Sacombank cũng đã trình cổ đông về phương án phân phối lợi nhuận đối với năm tài chính 2022. Theo đó, nhà băng này sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi đã trích lập 12.672 tỷ động cho các quỹ. Đồng thời, ngân hàng này cũng dự kiến không thực hiện chia cổ tức khi chia sẻ về kế hoạch phân phối lợi nhuận cho năm tài chính 2022. 


Trong đại hội lần này HĐQT Sacombank cũng đã trình cổ đông về phương án phân phối lợi nhuận đối với năm tài chính 2022 và nhà băng này sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi đã trích lập 12.672 tỷ động cho các quỹ
Trong đại hội lần này HĐQT Sacombank cũng đã trình cổ đông về phương án phân phối lợi nhuận đối với năm tài chính 2022 và nhà băng này sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi đã trích lập 12.672 tỷ động cho các quỹ

Giải thích về việc không chia cổ tức trong năm nay, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, Sacombank là ngân hàng tái cơ cấu và sáp nhập Ngân hàng Phương Nam nên các chỉ số hiện tại đều không đảm bảo. Thời điểm hiện tại, nhà băng này đã xử lý được vấn đề nợ xấu cơ bản, phần cổ phiếu của ông Trầm Bê chính là khoản duy nhất còn lại.

Theo đó, Sacombank đã trình lên Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng này mua lại cũng như bán đấu giá. Một khi đã đấu giá xong sẽ tái cơ cấu thành công, đồng thời cố gắng giải quyết ngay và luôn trong năm nay. Điều kiện để có thể chia cổ tức là ngân hàng phải tiến hành tái cơ cấu thành công. Chưa kể, ngành ngân hàng là ngành kinh doanh có điều kiện và được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ; sẽ không thể thực hiện việc chia cổ tức nếu không đạt được những điều kiện nhất định.

Chia sẻ thêm về việc đấu giá cổ phần của ông Trầm Bê, Chủ tịch Dương Công Minh nhấn mạnh, thời điểm hiện tại Sacombank đã trình phương án lên Ngân hàng Nhà nước và phấn đấu trong quý 4/2023 sẽ đấu giá thành công. Trường hợp xử lý xong trong năm nay, đến năm 2024 chắc chắn các cổ đông sẽ được chia cổ tức. Trong khi đó, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho biết, để đủ điều kiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng phải trích lập hết dư nợ trái phiếu của VAMC.

Đối với khoản nợ tại KCN Phong Phú, khi ngân hàng bán đấu giá tài sản đã gặp vướng mắc. Do đó, UBND TP HCM đã có công văn về việc ngưng đấu giá tài sản này. Thay vào đó, Sacombank thực hiện đấu giá khoản nợ, bao gồm đấu giá các nghĩa vụ tài sản, các khoản nợ tồn đọng.

Trong năm nay, Sacombank sẽ trích lập thêm 8.000 tỷ đồng, tương đương với việc trích đủ 100% dư nợ. Trước khi trích lập dự phòng năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Sacombank là 19.900 tỷ đồng và trích lập dự phòng khoảng gần 13.000 tỷ đồng. Nếu Sacombank trong năm nay trích lập 8.000 tỷ đồng, lợi nhuận có thể sẽ vượt các ngân hàng khác có cùng quy mô.  


Sau khi kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đã được thông qua
Sau khi kết thúc đại hội, tất cả các tờ trình đã được thông qua

Bên cạnh đó, đối với khoản lợi nhuận dự phòng hơn 20.000 tỷ đồng có thể sẽ được hoàn dự phòng trong trường hợp xử lý được các vấn đề liên quan. Đương nhiên, điều này sẽ là động lực cho những bước tiếp theo của ngân hàng. Đối với vấn đề có liên quan đến tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB của Sacombank, ngân hàng này cho biết, kể từ ngày 14/3/2014 cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đã được ĐHĐCĐ Sacombank thống nhất là 30%.

Tuy nhiên, khi nhà băng này phát hành thêm 400 triệu cổ phiếu STB để sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam vào Sacombank, Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã điều chỉnh và đưa tỷ lệ này về mức 23,63%. Đến ngày 31/5/2021, VSD tiếp tục điều chỉnh về lại mức 30%.

Đáng chú ý, ngày 10/3 vừa qua, VSD đã gửi cho Sacombank công văn số 1917 và VSD đã ghi nhận sự thiếu sót đối với việc điều chỉnh nêu trên.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước