ĐHCĐ ngân hàng MB: Đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng trong năm nay
BÀI LIÊN QUAN
Tiền nhàn rỗi ồ ạt đổ vào ngân hàng, tăng trưởng tiền gửi lên caoTrước những cái "lắc đầu" cho vay của ngân hàng, bất động sản sẽ ra sao?Ông Dương Nhất Nguyên: Vị chủ tịch trẻ tuổi của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank)Theo Nhịp sống kinh tế, sáng 25/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Đến 9h sáng đã có tới hơn 1000 cổ đông tham dự. Trong công tác quan hệ cổ đông, MB được đánh giá là một ngân hàng khá tinh tế, chu đáo.
Được biết, cổ đông dự đại hội của MB rất đông và phải ngồi ở 2 hội trường khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các cổ đông tham dự đại hội đều được ngân hàng tặng quà trị giá 500.000 đồng/cổ đông.
Theo tờ trình đại hội, ngân hàng MB năm 2022 dự kiến nâng tổng tài sản lên 700.000 tỷ đồng, tăng 15%. Đồng thời, vốn điều lệ cũng tăng 24% lên 46.882 tỷ đồng; dư nợ tín dụng tăng khoảng 16% lên 472.600 tỷ đồng, theo giới hạn room mà Ngân hàng Nhà nước giao cho.
Cũng trong năm này, ngân hàng MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 23% so với năm trước, đạt mức 20.300 tỷ đồng. Trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn GDP<5%, CPI>5%, ngân hàng dự kiến lợi nhuận đạt 19.000 tỷ đồng, với mức tăng 15% so với năm cũ.
Về các công ty thành viên, ngân hàng cũng đạt mục tiêu tăng hiệu quả hoạt động để tăng tỷ trọng đóng góp lợi nhuận công ty thêm 2-3%, đồng thời tăng năng lực bán chéo trong tập đoàn. Trong năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu thu hút thêm 2,5-3 triệu khách hàng bán lẻ, tiếp tục nâng cao tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA).
Đáng chú ý, trong đại hội MB cho biết sẽ trình cổ đông thông qua việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng (TCTD). Ngân hàng thực hiện nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Mục đích của việc này là tái cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém, bên cạnh đó giúp lành mạnh hóa hoạt động ngành ngân hàng theo hướng an toàn và bền vững, dựa trên sự tự nguyện đề xuất từ phía MB và phù hợp quy định pháp luật.
Căn cứ Luật các TCTD, sau khi ngân hàng MB nhận chuyển giao bắt buộc TCTD, MB sẽ trở thành chủ sở hữu 100% vốn điều lệ của TCTD được chuyển giao bắt buộc; TCTD được chuyển giao bắt buộc là pháp nhân độc lập với MB. Theo đó, ngân hàng sẽ được áp dụng một số quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp ngân hàng MB có cơ hội để tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5~ 2 lần trong dài hạn. Đồng thời, MB cũng có thể cải thiện thứ hạng cạnh tranh cũng như có nhiều không gian tăng trưởng mới.
Trong đại hội, MB còn trình cổ đông một nội dung quan trọng khác, đó chính là kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm gần 9.100 tỷ, từ 37.783 tỷ đồng lên 46.882 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ thêm 892,4 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2021, phát hành cổ phiếu riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho Viettel và phát hành 19,24 triệu cổ phiếu ESOP.
Năm 2022, ngân hàng cũng sẽ triển khai phương án tăng vốn điều lệ mới, thông qua phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức giúp MB tăng điều lệ thêm 7.556 tỷ đồng. Cũng trong thời gian tới, ngân hàng MB dự kiến chào bán thêm 65 triệu cổ phiếu riêng lẻ với mức giá thỏa thuận, không thấp hơn giá trị sổ sách.