meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dấu phẩy huyền thoại – Nike cùng bài học về mô hình kinh doanh: Biến phế thải thành sản phẩm xa xỉ

Chủ nhật, 05/06/2022-15:06
Nike tin tưởng rằng không nên vứt bỏ bất kỳ thứ gì trên đời. Vật liệu và phế thải của công ty cũng được thiết kế nhằm mang đến hiệu suất cao cùng tiềm tăng tái sử dụng không giới hạn. 

Từ trước đến nay, câu chuyện về sự ra đời của thương hiệu Nike huyền thoại đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Năm 1964, Bowerman và Knight thành lập công ty giày thể thao Blue Ribbon Sporting Goods. Ít ai ngờ rằng, sau này nó lại trở thành thương hiệu giày thể thao lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. 

Chắc hẳn nhiều người không biết, Nike cũng là một nhà lãnh đạo trong nền kinh tế tuần hoàn. Câu chuyện về sự thay đổi của Nike từ một mô hình kinh doanh một chiều tương đối đơn giản thành mô hình kinh doanh tuần hoàn không chỉ thú vị mà còn trước nay chưa từng có. Thương hiệu này đã thành công trong việc tìm ra những yếu tố cốt lõi của riêng mình. Từ quá khứ đơn điệu chỉ mang tính một chiều, Nike đã phát triển thành mô hình kinh doanh siêu sáng tạo, chú trọng vào trung tâm là khách hàng của mình. 

Nike, Just Do It!

Mô hình kinh doanh riêng biệt đã từng bước đưa Nike trở thành gã khổng lồ trong ngành thời trang. Quan điểm xuyên suốt quá trình hoạt động của Nike đó là “Just do it!”. Điều này cũng liên quan chặt chẽ tới đề xuất giá trị của công ty. Những sản phẩm của hãng đã mở rộng rất nhiều, từ giày thể thao cho vận động viên sang những sản phẩm thể thao và giải trí.


Mô hình kinh doanh riêng biệt đã từng bước đưa Nike trở thành gã khổng lồ trong ngành thời trang
Mô hình kinh doanh riêng biệt đã từng bước đưa Nike trở thành gã khổng lồ trong ngành thời trang

Để có được thành tựu này, chắc chắn không thể bỏ qua đội ngũ thiết kế cùng với việc phát triển nội bộ vô cùng bền vững, ổn định. Đồng thời, quan hệ chặt chẽ với các đối tác cũng giúp Nike mở rộng sản xuất và vươn ra toàn cầu. 

Những năm 1990, Nike gặp khá nhiều rắc rối trong quá trình sản xuất ở nước ngoài vì giám sát kém. Một số nhà sản xuất hợp đồng đã bị phát hiện thuê lao động trẻ em sản xuất giày cho thương hiệu này. Chính vì thế, Nike quyết định giảm số lượng nhà máy hợp tác để tăng cường kiểm soát chuỗi cung ứng, đồng thời hãng cũng hướng đến một thế giới không có phế thải vì nhận ra rằng, việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng sẽ mang đến một cơ hội mới, loại bỏ hoàn toàn sự hỗn loạn trong lĩnh vực sản xuất. 

Để biến dự định này thành hiện thực, Nike đã tìm kiếm những cách thức mới để tạo ra giá trị. Năm 1993, một nhân viên tên Steve Potter đã đưa ra ý tưởng tái chế giày thể thao. Và thế là, chương trình tái chế giày thể thao bằng cách thu thập những đôi giày cũ từ người tiêu dùng, chia chúng thành những vật liệu hiệu suất cao ban đầu. Sau đó, kế hoạch này đã phát triển thành một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới, tên gọi là  Nike Grind.

Khi phế thải không còn vô dụng

Mục tiêu kinh doanh của công ty Nike là tạo ra một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho nhân loại cùng hành tinh thông qua sức mạnh phong trào: Bảo vệ tương lai của hành tinh là bảo vệ tương lai của phong trào bảo tồn. Chính dự án này đã truyền cảm hứng cho nhân viên của Nike tập trung vào việc thiết kế bền vững.


Mục tiêu kinh doanh của công ty Nike là tạo ra một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho nhân loại cùng hành tinh thông qua sức mạnh phong trào
Mục tiêu kinh doanh của công ty Nike là tạo ra một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho nhân loại cùng hành tinh thông qua sức mạnh phong trào

Bên cạnh đó, dự án Nike Grind cũng sử dụng nhiều yếu tố cốt lõi của công ty, từ việc cam kết của các nhà lãnh đạo cho tới những cửa hàng bán lẻ có thùng tái chế giày đã qua sử dụng cho tới các nhà thiết kế có tư duy về vấn đề tái chế rác thải.

Hãng đã vô cùng nỗ lực để thiết kế giày, quần áo để nâng cao hiệu suất vận động của khách hàng, lựa chọn những nguyên vật liệu tốt nhất. Sau khi vòng đời của những vật liệu hiệu suất cao này kết thúc, chúng sẽ được tái sử dụng thông qua mô hình kinh doanh của Nike Grind.  

Đồng thời, Nike Grind sử dụng nhiều yếu tố cốt lõi của công ty, bao gồm các nhà lãnh đạo cam kết trở thành một công dân tốt, các cửa hàng bán lẻ có thùng tái chế giày đã qua sử dụng và các nhà thiết kế có tư duy giải quyết vấn đề. Thông qua hàng trăm cửa hàng ở Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha và Ý, công ty sẽ thực hiện việc tái chế giày của tất cả các thương hiệu, sau đó chia nhỏ chúng thành các thành phần vật liệu khác nhau, sử dụng để sản xuất giày và quần áo Nike Grind và các sản phẩm khác.

Nike tin tưởng rằng, không nên vứt bỏ bất cứ thứ gì. Vật liệu và phế thải của công ty được thiết kế để mang tới hiệu suất cao cùng tiềm năng tái sử dụng không giới hạn. Với mô hình kinh doanh một chiều, Nike luôn cố gắng bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, không để lọt thiết kế và quy trình sản xuất ra ngoài.


Với mô hình kinh doanh một chiều, Nike luôn cố gắng bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, không để lọt thiết kế và quy trình sản xuất ra ngoài
Với mô hình kinh doanh một chiều, Nike luôn cố gắng bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, không để lọt thiết kế và quy trình sản xuất ra ngoài

Từ thiết kế tuần hoàn, Nike đã học được cách chia sẻ chuyên môn để khuyến khích và hướng dẫn các nhà thiết kế và doanh nghiệp khác theo chí hướng của mình. Vì thế, hãng đã cho ra đời cuốn sách “NIKE Circularity: Guiding the Future of Design” (Vòng tuần hoàn Nike: Định hướng thiết kế trong tương lai) trên trang web của mình. Trong đó, Nike cũng đưa ra 10 nguyên tắc khả thi để suy xét và thiết kế lại các sản phẩm có thể có tác động tích cực đến trái đất.

Đồng thời, hãng cũng khuyến khích các đồng nghiệp có thể cùng nhau trao đổi, đổi mới và tham gia vào các chiến dịch vì một tương lai tốt đẹp hơn. Nike Grind giúp những đôi giày đã cũ không bị vứt bỏ. Bên cạnh đó, cứ hai lần một năm, Nike Adventure Club sẽ giúp các khách hàng gửi lại những đôi giày cũ một cách miễn phí, sau đó tái chế chúng thông qua Nike Grind. Những đôi giày cũ sau khi được tân trang lại sẽ được tặng cho những gia đình có nhu cầu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

4 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

4 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

4 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

4 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước