meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tương lai “tối tăm” của sàn giao dịch top thế giới: Khủng hoảng niken vẫn tiếp diễn, nguy cơ vướng vào kiện tụng

Thứ hai, 21/03/2022-18:03
Đợt short squeeze ngày 8/3 và các giao dịch niken đã khiến vị thế của LME đứng trước tương lai mịt mù. Nhà đầu tư tỏ ra bực tức với LME vì đã để giá tăng vọt tới 250% chỉ trong gần 2 ngày, sau đó chấm dứt các giao dịch 3,9 tỷ USD.

LME - Sàn giao dịch kim loại London đã rơi vào khủng hoảng do đợt short squeeze cách đây hơn 1 thế kỷ. Vào năm 1887, Pierre Secretan, doanh nhân ngành công nghiệp của Pháp bắt đầu làm náo loạn thị trường đồng, khiến giá của đồng tăng lên gấp 2 trước khi làm mất kiểm soát với các giao dịch. 

Trải qua nhiều năm như vậy, LME vẫn sống sót qua loạt những sự kiện lớn như chiến tranh thế giới, vụ vỡ nợ, bê bối. Không chỉ vậy, LME còn củng cố được vị trí như sàn tham chiếu toàn cầu đối với các kim loại công nghiệp thiết yếu.


 
 

Tuy nhiên, hiện LME đang đứng trước rủi ro lớn do đợt short squeeze diễn ra vào ngày 8/3 vừa qua với các giao dịch niken. Hệ thống đã liên tục xảy ra sự cố khi họ nỗ lực mở cửa lại hoạt động giao dịch niken.

LME bị chỉ trích nặng nề

Các nhà đầu từ và trader không có nhiều lựa chọn thay thế LME vì đây là sàn đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động thương mại kim loại công nghiệp. Tuy nhiên, do đợt ép mua với giao dịch niken nên có thể dẫn đến hậu quả rằng LMD vướng vào cuộc kiện tụng trong nhiều năm. Đồng thời, họ cũng bị điều tra về cấu trúc, quyền sở hữu và khả năng giám sát.

Giám đốc điều hành bộ phận khai thác và cựu trader kim loại tại Trafigura Group, Mark Thompson cho biết: “LME dường như không thể điều hành các giao dịch này. Họ cần thời gian để cải cách toàn tập một cách sâu rộng”.

Matthew Chamberlain, CEO của LME chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn: “Quãng thời gian 2 tuần qua đã thử thách rất lớn đối với thị trường niken”. Ông cũng đang làm hết mình để chắc chắn rằng sự kiện tương tự sẽ không lặp lại thêm một lần nào nữa. Trước mắt, ông ưu tiên đưa hoạt động giao dịch niken diễn ra bình thường trở lại. Cuối tuần qua, họ đã khắc phục sự cố tuần trước và sàn sẽ nới biên độ giao dịch vào 21/3, có thể giảm giá tới 15%.

Được thành lập vào năm 1877, LME hiện thuộc sở hữu của Hong Kong Exchanges & Clearing Ltd. Với ngành kim loại, Hong Kong chính là địa điểm quan trọng và thiết yếu để tạo ra mức giá phù hợp với mọi hợp đồng. Mặt khác, với nhà đầu tư và công ty môi giới, đây là nơi tiềm năng để kiếm tiền.


Khối lượng giao dịch của LME hàng năm
Khối lượng giao dịch của LME hàng năm

Ông Chamberlain đã dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp của mình để gọi vốn từ những nhà đầu tư mới như các quỹ phòng hộ. Ngược lại, vẫn đảm bảo không làm xao nhãng khỏi những nhà đầu tư cốt lõi trong các giao dịch kim loại vật chất.

Ngày 8/3 vừa qua, giá niken tăng kỷ lục lên hơn 100.000 USD/tấn, điều này đã gây nên sự căng thẳng tột độ. Việc hủy bỏ giao dịch hôm đó và chỉ tính gái đóng của của 7/3 là 48.078 USD cho thấy LME đã không chọn các quỹ mà chọn mảng kim loại vật chất. Thực tế, LME quyết định như vậy là mang đến tín hiệu tích cực cho “ông trùm” niken Trung Quốc Xiang Guangda và các ngân hàng môi giới như JPMorgan. Ngoài ra, họ cũng đã “cứu” các nhà giao dịch niken nhỏ khác cùng bên môi giới của họ.

Theo nhận định của Bloomberg, nếu sự việc 8/3 có độ kịch tính cao thì những gì đã xảy ra vào tuần trước được xem là trò hề. Hoạt động giao dịch niken dự kiến tiếp diễn vào 8h sáng ngày 16/6 tuy nhiên, lại bị lùi lại vài giờ vì phần mềm gặp sự cố. Do đó, nhiều giao dịch bị gạch tên. Trong 2 ngày tiếp theo, trục trặc này lại tái diễn.

Chamberlain cho biết "sự cố xảy ra do phần mềm của bên thứ 3" mà sàn LME đã bỏ sót trong quá trình đưa ra biên độ giao dịch mới. Theo ông, họ phải hoãn lại hoạt động giao dịch niken vì chờ đợi lỗi này được khắc phục. Chính những trục trặc liên tiếp xảy ra đã khiến các kế hoạch mà HKEX dự định làm với LME bị đảo lộn. Suốt 10 năm qua, LME đặt mục tiêu tăng trưởng thu hút các quỹ phòng và nhà đầu tư.


 
 

Vào năm ngoái, Chamberlain đã xảy ra những vấn đề mâu thuẫn với các nhà giao dịch truyền thống của LME về những thay đổi để sàn này trở nên hấp dẫn và cuốn hút với các nhà đầu tư. Trong đó, có việc dừng hoạt động “hét lệnh” trực tiếp trên sàn vốn là một đặc trưng của LME. 

Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tiết lộ rằng họ có thể sẽ từ bỏ LME, thay vào đó sẽ theo đuổi các vụ kiện tại Anh và Mỹ (theo nguồn tin thân cận). Theo đó, Chamberlain cũng thừa nhận rằng LME sẽ phải cố gắng và nỗ lực để giành lại niềm tin của các nhà đầu tư.

Tương lai của LME

Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng niken, LME cũng đã nỗ lực nhằm tăng hiệu suất nhưng không thành công. Kết quả cho thấy lợi nhuận đi ngang và khối lượng giao dịch giảm đi đáng kể. Kể từ cuộc khủng hoảng mới nhất tuần trước, lượng giao dịch thị trường niken tăng bùng nổ, trong khi hoạt động của các hợp đồng khác lại sụt giảm.


Lãi trước thuế của LME và LME Clear
Lãi trước thuế của LME và LME Clear

Với Chamberlain, giai đoạn này thực sự không vui vẻ gì khi mà ông sắp chia tay LME sau 1 thập kỷ. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin xác nhận về việc này vì ông Chamberlain từ chối tiết lộ liệu ông có rời LME hay không. Ông chia sẻ: “Tôi vẫn ở đây và sẽ làm bất kỳ điều gì để giải quyết tình hình với nhiệm vụ chính để đảm bảo tương lai của sàn giao dịch”.

Bên cạnh việc các nhà đầu tư nói sẽ bỏ LME, sàn giao dịch này có thể đối mặt với một rủi ro khác là cả ngành kim loại vật chất cũng không đồng hành với họ. Trong suốt 2 tuần ngưng trệ giao dịch niken, đại lý và nhà sản xuất đã gặp những biến động lớn. Acerinox - nhà sản xuất thép không gỉ Tây Ban Nha hiện đã không nhận đơn đặt hàng mới.

Trước tình hình này, liệu các sàn khác có tận dụng cơ hội hay không? Thực tế, rất ít sàn có thể thay thế được LME, nhất là với giao dịch kim loại như kẽm, nhôm, và niken. Theo một số nguồn tin, sàn nổi tiếng giao dịch đồng là CME đang đi tìm cơ hội với niken nhưng vẫn chưa có động thái nào.

Giám đốc nghiên cứu tại trading house Concord Resources, Duncan Hobbs, cho hay: “Trong 5-10 năm tới, LME có thể sẽ không còn là sàn giao dịch toàn cầu. LME sẽ có “người anh em” là Thượng Hải”.

Ở một mặt khác, cuộc khủng hoảng cũng dấy lên câu hỏi về kế hoạch của HKEX. Nicholas Aguzin, CEO mới của HKEX vẫn chưa đưa ra tầm nhìn cho LME. Trong khi đó, vào năm 2012 HKEX đã mua lại LME. Mark Thompson cho rằng nhìn vào những sự kiện xảy ra suốt 2 tuần qua, HKEX dường như là “chủ sở hữu sai lầm” của sàn LME.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

6 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

7 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

7 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

7 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước