Đâu là doanh nghiệp có "sức chịu đựng tốt khi ngành thép khó khăn?
BÀI LIÊN QUAN
Thép Tiến Lên "tạm lỗ" 40% danh mục khi đem gần 150 tỷ đồng đầu tư chứng khoánCảnh báo "ngành thép thê thảm" của Chủ tịch Trần Đình Long đã bắt đầu "linh nghiệm"Hết dầu đến thép “đại hạ giá”, thị trường thép châu Á chao đảo vì NgaNhững con số biết nói
Theo Nhịp Sống Kinh Doanh, số liệu kinh doanh của doanh nghiệp quý 2/2022 đã được công bố. Theo thống kê, lợi nhuận của 6 doanh nghiệp ngành thép HPG, HSG, NKG, SMC, TVN, POM đạt 4,44 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái giảm khoảng 67%.
Triển vọng cổ phiếu ngành xây dựng tích cực nhờ giá thép giảm và đẩy mạnh đầu tư công nửa cuối năm
Giá thép xây dựng mới đây đã giảm xuống vùng 16.000 đồng mỗi kg, tương đương cùng kỳ năm trước. Trong khi giá xi măng vẫn tăng do chi phí đầu vào như than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia, vỏ bao, giá cước và nhân công đều tăng. Theo đó, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt để giải quyết các vướng mắc liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công.Ngành thép đã đến thời kỳ khó khăn như "cảnh báo" của Chủ tịch Trần Đình Long khi lợi nhuận quý 2/2022 giảm mạnh
Có thể thấy, không nằm ngoài dự đoán của Chủ tịch Trần Đình Long, một loạt doanh nghiệp ngành thép như Hòa Phát, Thép SMC, Thép Mê Linh, Gang thép Thái Nguyên, Gang thép Cao Bằng đã báo lãi quý 2 giảm sâu và thậm chí Thép Thủ Đức còn lỗ.Điều này đã thực hiện hóa những phát biểu của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Theo như lời ông Long, kết quả kinh doanh quý 2, quý 3 và quý 4 sẽ phản ánh bức tranh kinh doanh không mấy thuận lợi, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm như thế nào. Và các lý do đó cũng được Chủ tịch Hòa Phát đưa ra tại Đại hội này như việc giá nguyên vật liệu tăng mạnh bởi xung đột Nga - Ukraine và đặc biệt là giá than luyện tăng mạnh. Cùng với đó là việc giá thép đã liên tục suy giảm trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, tồn kho cũng đạt mức kỷ lục cũng là điều rất đáng chú ý. Thống kê tại 6 doanh nghiệp kể trên cho thấy, giá trị tồn kho tại riêng 6 doanh nghiệp kể trên đang là 96,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, riêng HPG và TVN, POM cũng đang ở mức cao nhất trong lịch sử doanh nghiệp với các con số đang ghi nhận là 58 nghìn tỷ đồng và 8,41 nghìn tỷ đồng, 5,28 nghìn tỷ đồng.
Còn các doanh nghiệp như HSG, NKG, SMC cũng đều đang ở mức cận kề đỉnh thời đại về tồn kho, trong đó HSG và NKG đều là những doanh nghiệp có tỷ lệ hàng tồn kho với tổng tài sản cao nhất của ngành. Do đó, cả đầu vào và đầu ra đều bất lợi có thể khiến cho các doanh nghiệp thép phải giảm sản lượng và bị bào mòn lợi nhuận trong thời gian tới.
Tập đoàn Hòa Phát vẫn đang là doanh nghiệp có sức chịu đựng tốt nhất
Ghi nhận cho thấy, bức tranh có vẻ đang u ám với nhóm ngành thép nói chung. Dù vậy, khi mọi biến số đều đang phản ánh những tiêu cực thì công việc của nhà đầu tư chính là tìm đến những điểm sáng để có thể theo dõi và chờ đợi những cơ hội. Đầu tiên chính là quý 2/2021 thực tế là quý có lợi nhuận kỷ lục của ngành thép nói chung. Và việc lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép giảm đến 67% là điều khó tránh khỏi nhưng chưa chắc sẽ lặp ở các quý tới. Trên thực tế, lợi nhuận của các quý 3 và quý 4 trong năm 2021 ghi nhận đã sụt giảm khá nhanh, thay vì tiếp tục lập nên các kỷ lục mới. Nền lợi nhuận thấp của các quý này cũng có thể sẽ giúp thu hẹp biên độ giảm.
Trong khi đó, nếu xét về doanh thu, 6 doanh nghiệp trên thực tế còn ghi nhận tăng nhẹ từ mức 75,76 nghìn tỷ đồng lên mức 76,78 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, HPG ghi nhận tăng 6,5% doanh thu còn SMC ghi nhận tăng 11,26% doanh thu. Điều này cũng cho thấy một điều, ưu tiên của các doanh nghiệp là giữ thị phần trong khi bài toán biên lợi nhuận cũng sẽ được giải quyết dần khi xung đột giữa Nga - Ukraine hạ nhiệt. Theo đánh giá từ phía CTCK SSI về ngành thép, tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép dự kiến sẽ không giảm xuống mức tỷ suất lợi nhuận trong giai đoạn năm 2018 - 2019.
Theo đó, cũng trong năm 2018 - 2019, việc lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong giai đoạn năm 2016 - 2017 đã thúc đẩy nhiều công ty tăng năng suất từ mức 50% - 100%, đáng chú ý là trong lĩnh vực tôn mạ. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng như HPG và POM cũng đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh tôn mạ và làm gia tăng sự cạnh tranh. Bên cạnh đó, nợ cũng như hàng tồn kho của các doanh nghiệp thép đầu năm 2018 cũng đã rất cao khiến cho họ phải cắt giảm biên lợi nhuận trong năm 2018 - 2019 để có thể đẩy mạnh cắt giảm hàng tồn kho và giảm nợ vay.
Trong khi đó, không có sự gia tăng công suất đáng kể trong lĩnh vực thép mạ và thép xây dựng ở trong giai đoạn năm 2020 - 2021. Và dù một số doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực này ví dụ như HPG, NKG và TDA cũng đã có kế hoạch mở rộng cho những năm tới nhưng SSI cho rằng sự suy giảm của giá thép cũng như triển vọng xuất khẩu, mức lạm phát cao có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai dự án này do công suất sử dụng của nhà máy dự kiến sẽ giảm xuống dưới công suất tối đa vào cuối năm 2022. Còn biên lãi ròng của HPG vượt trội hơn so với toàn ngành và chưa xuống thấp hơn so với năm 2019. Bên cạnh đó, mức nợ của các công ty tôn mạ cũng giảm xuống mức an toàn hơn nhiều so với giai đoạn trước. Chính vì thế, SSI cũng cho rằng mặc dù tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất tôn mạ cũng có thể sẽ bị kìm hãm trong ngắn hạn nhưng vẫn sẽ cao hơn mức đáy ghi nhận được trong năm 2018 - 2019. Và HPG và HSG đều là doanh nghiệp có tỷ lệ đòn bẩy thấp nhất ngành với nợ phải trả và tổng tài sản ở quanh mức 50%.