meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Data Link Control (DLC) là gì? Data Link Control (DLC) gồm những gì?

Thứ năm, 02/03/2023-15:03
Data Link Control (DLC) là chức năng quan trọng trong lớp liên kết dữ liệu (Data link layer), cho phép truyền dữ liệu đáng tin cậy qua thiết bị vật lý. DLC cung cấp chức năng điều phối giữa các thiết bị để xung đột không xảy ra. Cùng tìm hiểu rõ hơn về Data Link Control (DLC) trong bài viết dưới đây.

Data Link Control (DLC) là gì?

DLC là viết tắt của Data link control, tạm dịch là Điều khiển kết nối dữ liệu.

Data Link Control (DLC) là chức năng quan trọng trong lớp liên kết dữ liệu (Data link layer), cho phép truyền dữ liệu đáng tin cậy qua thiết bị vật lý. Cụ thể, quá trình truyền dữ liệu cần ít nhất hai thiết bị cùng hoạt động song song (Gửi và Nhận), do đó, nó luôn cần được điều phối để dữ liệu được trao đổi tốt nhất. 

Ví dụ, trong truyền thông bán song công (half-duplex), tại mỗi thời điểm, tín hiệu chỉ có thể truyền theo một hướng duy nhất. Nếu cả hai thiết bị liên kết đều cùng truyền dữ liệu tại một thời điểm, xung đột sẽ xảy ra dẫn đến mất dữ liệu. Data link layer cung cấp chức năng điều phối giữa các thiết bị để xung đột không xảy ra, hay còn được gọi là Data Link Control (DLC).

Data Link Control (DLC) gồm những gì?

Data Link Control (DLC) gồm 3 khái niệm nhỏ là:

  • Line discipline (Quy tắc đường truyền): Xác định thiết bị gửi và thiết bị nhận dữ liệu
  • Flow Control (Điều khiển lưu lượng): Điều phối lượng dữ liệu có thể truyền
  • Error Control (Kiểm soát lỗi): Phát hiện dữ liệu bị mất/bị hỏng để tiến hành truyền lại dữ liệu

 
 

Line discipline (Quy tắc đường truyền)

Line discipline là chức năng điều phối giữa các hệ thống liên kết, nhằm xác định thiết bị nào có thể gửi, và khi nào thiết bị có thể gửi dữ liệu. Line discipline gồm 2 loại: ENQ/ACK và Poll/Select.

ENQ/ACK

ENQ/ACK, là viết tắt của Yêu cầu/Chấp nhận, được sử dụng chủ yếu trong hệ thống không cần kiểm tra sai, tức là hệ thống có đường kết nối riêng giữa hai máy, trong đó chỉ một máy có khả năng nhận. END/ACK xác định thiết bị nào sẽ bắt đầu truyền và thiết bị nhận đã sẵn sàng hay chưa.

Cơ chế hoạt động của ENQ/ACK như sau: Đầu tiên, bộ khởi tạo truyền sẽ một frame gọi là Yêu cầu (ENQ) để hỏi xem bộ nhận có ở đó để nhận dữ liệu hay không. Bộ nhận phải trả lời bằng xác nhận (ACK) nếu nó sẵn sàng nhận hoặc bằng xác nhận phủ định (NAK) nếu không. Nếu bộ khởi tạo liên tục nhận NAK 3 lần thì kết nối sẽ bị ngắt và ;lặp lại các bước này vào một thời gian khác.


 
 

Poll/Select

Poll/Select (Dò/Chọn) là phương pháp hoạt động với cấu hình mạng gồm 1 thiết bị sơ cấp (primary) và nhiều thiết bị thứ cấp (secondary). 

Cơ chế hoạt động của Poll/Select như sau: Thiết bị sơ cấp và các thiết bị thứ cấp sẽ được kết nối với nhau qua một đường truyền  và mọi trao đổi sẽ được thực hiện qua thiết bị sơ cấp. Thiết bị sơ cấp sẽ đóng vai trò điều khiển kết nối, xác định thiết bị được sử dụng kên trong thời gian nhất định và đóng vai trò bộ khởi tạo; còn thiết bị thứ cấp sẽ phải nhận chỉ thị từ thiết bị sơ cấp. Nếu thiết bị sơ cấp muốn nhận dữ liệu, nó sẽ hỏi các thiết bị thứ cấp có gì để gửi không - chính là Poll. Nếu thiết bị sơ cấp muốn gửi dữ liệu, nó sẽ báo cho các thiết bị đích (thiết bị thứ cấp) sẵn sàng nhận tin - chính là Select.

Flow Control (Điều khiển lưu lượng)

Flow Control là tập hợp các thủ tục được sử dụng để giới hạn lượng dữ liệu mà bên phát có thể gửi đi trước khi nhận tín hiệu xác nhận ACK. Lưu lượng truyền không được phép làm quá tải bên nhận. Flow Control gồm 2 loại: Stop-and-wait và Sliding window.

Stop-and-wait (Dừng - chờ)

Trong phương pháp Stop-and-wait, bên gửi chờ xác nhận sau mỗi frame nó gửi. Khi nhận được xác nhận, thì frame tiếp theo mới được gửi. Quá trình luân phiên gửi và chờ frame tiếp tục cho đến khi bên gửi truyền frame EOT (Kết thúc truyền).

  • Ưu điểm: Phương pháp này rất đơn giản vì mỗi frame được kiểm tra và xác nhận trước khi gửi frame tiếp theo.
  • Nhược điểm: Kỹ thuật này không hiệu quả vì mỗi frame phải đi một quãng đường mới đến được bên nhận và một xác nhận cũng phải đi lại quãng đường đó trước khi frame tiếp theo được gửi. Do đó, tốc độ truyền của phương pháp này rất chậm.

Sliding window (Cửa sổ trượt)

Sliding window là phương pháp cho phép truyền nhiều frame cùng một lúc. Mỗi frame được đánh số thứ tự.

Ví dụ: Khi bắt đầu, cửa sổ thiết bị gửi và nhận cùng mở, tối đa gồm 7 frame (7 frame trong cửa sổ gửi và 7 placeholder frame trong cử số nhận). Các frame này được đánh số 0 - 7 và được lưu vào bộ nhớ đệm. Bộ nhớ đệm phải có kích thước lớn hơn, trong ví dụ này là từ 8 trở lên.


Trong Sliding window (Cửa sổ trượt), mỗi frame được đánh số thứ tự.
Trong Sliding window (Cửa sổ trượt), mỗi frame được đánh số thứ tự.

Error Control (Kiểm soát lỗi)

Error Control là là một kỹ thuật phát hiện lỗi và truyền lại dữ liệu. Error Control gồm 2 loại: Stop-and-wait ARQ và Sliding Window ARQ.

Stop-and-wait ARQ

Stop-and-wait ARQ là một kỹ thuật được sử dụng để truyền lại dữ liệu trong trường hợp frame bị hỏng hoặc bị mất. Kỹ thuật này hoạt động trên nguyên tắc bên gửi sẽ không truyền frame tiếp theo cho đến khi nhận được xác nhận của frame được truyền cuối cùng (Stop-and-wait).

Sliding Window ARQ

  • Sliding Window ARQ là một kỹ thuật được sử dụng để kiểm soát lỗi truyền dữ liệu liên tục. Sliding Window ARQ gồm 2 phương pháp: Go-back-n ARQ và Selective-reject ARQ.
  • Go-back-n ARQ: Trong phương pháp Go-back-n ARQ, nếu một frame thất lạc hoặc bị hỏng thì thì nó sẽ truyền lại tất cả các frame mà phía sau nó.
  • Selective-reject ARQ: Kỹ thuật Selective-Reject ARQ hiệu quả hơn Go-Back-n ARQ. Trong kỹ thuật này, chỉ những frame đã nhận được xác nhận phủ định (NAK) được truyền lại.

Tổng kết

Hy vọng bạn đã có thông tin đầy đủ về Data Link Control (DLC). Data Link Control (DLC) là dịch vụ của Data Link Layer nhằm cung cấp khả năng truyền dữ liệu đáng tin trong các phương tiện vật lý. Trong mô hình mạng OSI, thẻ giao diện mạng dùng địa chỉ DLC để xác thực từng thẻ. Ví dụ: Ethernet và các loại thẻ khác có tích hợp địa chỉ MAC 48 bit trong chương trình cơ sở khi chúng được sản xuất.

Trong mạng máy tính, DLC thường được sử dụng để kết nối các máy in, máy tính và máy chủ trong mạng với nhau, chẳng hạn như HP trong các print server JetDirect. DLC được sử dụng rộng rãi cho đến tận đời Windows 2000, mãi đến các phiên bản từ Windows XP trở đi mới không hỗ trợ DLC nữa.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

21 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

21 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước