Đạt doanh số iPhone quý I cao nhất lịch sử, quốc gia này đang là thị trường quan trọng nhất nhì của Apple
BÀI LIÊN QUAN
Doanh số bết bát của mẫu iPhone này đã buộc Apple phải giảm sản lượng chỉ sau ít tuần phát hànhBùng nổ cuộc chiến gay gắt trên thị trường smartphone Trung Quốc: Apple liệu có bị lép vế khi tranh giành vị trí số 1?Lấn sân sang cả lĩnh vực tài chính, Apple đang khiến các ngân hàng phải “lo sợ”Theo Zingnews, báo cáo tài chính quý I cho thấy CEO Tim Cook đã nhấn mạnh về diễn biến tích cực của hãng tại nhiều nước. Trong giai đoạn gần đây, hàng loạt thị trường Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mexico, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE đã chứng kiến doanh số hàng quý đạo mức cao kỷ lục. Tại Malaysia, Brazil và Ấn Độ, doanh số quý I của nhà Táo cũng ở mức cao nhất lịch sử.
Apple đang nhắm tới các nước mới nổi để sớm phục hồi sau 2 quý ghi nhận doanh thu giảm liên tiếp. Tờ Bloomberg cho biết việc Cook nhắc tới Ấn Độ 20 lần trong bài phát biểu cho thấy đây là thị trường có tầm quan trọng như thế nào đối với Apple.
Tiềm năng phát triển mạnh mẽ
Theo Luca Maestri, Giám đốc Tài chính Apple, doanh số iPhone hồi phục là nhớ các thị trường mới nổi ở Trung Đông, Đông Nam Á và Mỹ Latin.
Những nước này đã góp phần giúp doanh số iPhone trong quý I chạm ngưỡng cao nhất lịch sử. Mặt khác, các thị trường già dặn như Nhật Bản, Trung Quốc hay châu Mỹ đều chứng kiến doanh số sụt giảm.
Cook chia sẻ rằng nơi chứng kiến tình hình kinh doanh xuất sắc trong quý này thực sự là các thị trường mới nổi.
Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra lo ngại rằng Apple sẽ chịu mức tăng trưởng chậm trong nhiều năm. Mặt khác, công ty nhấn mạnh rằng dư địa phát triển của thị trường mới nổi còn lớn.
Chính Tim Cook cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của các thị trường mới nổi. Vị CEO này đã tới cửa hàng chính thức đầu tiên tại Ấn Độ vào tháng 4, đồng thời nhấn mạnh về tiềm năng phát triển lớn như Trung Quốc.
Không cần chào hàng iPhone giá rẻ
CNBC cho biết các nhà đầu tư đã chú ý tới dư địa của Ấn Độ sau khi Apple mở cửa hàng chính thức đầu tiên.
Thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ bị chi phối bởi các mẫu giá rẻ đến từ Oppo, Samsung hay Xiaomi. Thế nhưng, người dùng tại nước này sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho đồ đắt hơn và tầng lớp trung lưu tại đây cũng đang phát triển.
Apple đang chờ sự tiếp cận một cách chủ động từ Ấn Độ hơn là ngược lại. Điều đó có nghĩa là nhà Táo không cần sản xuất điện thoại giá rẻ để gia nhập thị trường.
Thực tế cho thấy hai cửa hàng Apple mới mở tại Ấn Độ là những cửa hàng cao cấp, với danh mục sản phẩm giống với nhiều nước khác. Bên cạnh đó, giá bán iPhone 14 Pro tại Ấn Độ thậm chí còn cao hơn Mỹ nếu quy đổi sang USD.
Theo một số nhà phân tích, Apple nên hạ giá sản phẩm để tăng sức hút. Táo Khuyết hiện không áp dụng cách tiếp cận ấy bởi có thể ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận và thương hiệu.
Dẫu vậy, việc phân phối thiết bị giá rẻ có thể thu hút người đăng ký dịch vụ nhà Táo. Tại các thị trường mới nổi, thúc đẩy doanh thu dịch vụ là một chiến lược đặc biệt quan trọng.
Theo Bloomberg, có thể Apple sẽ không giới thiệu iPhone giá dưới 300 USD, nhưng hãng có thể duy trì các mẫu iPhone SE đời cũ.
Tại Ấn Độ, chiến lược của Apple không chỉ bán phần cứng. Công ty đang trên đường đưa quốc gia này thành cứ điểm sản xuất quan trọng.
Vào năm ngoái, những chiếc iPhone 14 đầu tiên đã được Apple sản xuất tại quốc tỉ dân. Theo Piyush Goyal, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, mục tiêu của Táo Khuyết là sản xuất 25% tổng số iPhone trên toàn cầu tại nước này.