Đánh giá những ưu, nhược điểm của gạch thông gió
BÀI LIÊN QUAN
Định nghĩa, quy trình sản xuất, những vấn đề cần lưu ý về sản xuất gạch thông gió[ Giải đáp] Có nên dùng gạch thông gió không? Cách khắc phụcGiải đáp câu hỏi: “Gạch thông gió có an toàn không?”Gạch thông gió là gì?
Gạch thông gió hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như gạch bông gió, gạch hoa gió, gạch ô thoáng,... Loại gạch này là một trong những sản phẩm gạch trang trí đầu tiên được sản xuất dưới quy trình thủ công với nhiều họa tiết khá đơn giản.
Loại gạch này được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam bởi lẽ rất phù hợp với thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. Việc sử dụng loại vật liệu xây dựng này đã phá bỏ hoàn toàn bức tường bí bách thường thấy ở những căn nhà ống hiện nay. Cũng tương tự như các loại gạch ốp tường khác, gạch thông gió đã được sáng tạo và phát triển thêm nhiều mẫu mã khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng tăng của thị trường.
Trước đây, gạch thông gió chỉ có hai kích thước phổ biến là 20x20cm và 30x30cm. Tuy nhiên hiện nay, kích thước gạch đã đa dạng hơn với rất nhiều hình thù như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, trang trí hoa lá,... Người dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn cho ngôi nhà của mình.
Đặc điểm ưu việt của gạch thông gió
Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm nổi trội của loại gạch này khiến nhiều gia chủ và nhà đầu tư ưa chuộng nhé!
Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Sự thông thoáng và mát mẻ của không gian là yếu tố rất quan trọng của một công trình. Ngoài ra, còn cần cả yếu tố tiện nghi, thoải mái. Nhất là những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì vấn đề này càng cần phải lưu ý nhiều hơn.
Gạch thông gió lại là một vật liệu chống nóng cực kỳ hiệu quả, giúp không khí lưu thông và khắc phục được các vấn đề mà các loại gạch khác không làm được. Với khả năng tận dụng ánh sáng, gió, gạch thông gió đem lại sự thông thoáng, hiện đại và sáng sủa hơn khá nhiều.
Bên cạnh những yếu tố trên thì gạch thông gió còn có tác dụng che chắn và tạo mặt đứng cho căn nhà, hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề chắn nắng, cản bụi. Đây được coi là giải pháp cứu cánh tuyệt vời nhất cho những ngôi nhà hay công trình có hướng Tây.
Mang đến vẻ đẹp ấn tượng
Gạch thông gió không chỉ đơn thuần là một vật liệu xây dựng mà còn góp phần mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ, gia tăng thêm phong cách hiện đại cho ngôi nhà. Sản phẩm được ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau như làm khung để kệ sách, quầy bar, bàn nhà bếp, vách ngăn phòng, tường rào,… Ngoài việc làm thông không khí, gạch bông gió còn tạo được dấu ấn riêng biệt, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Gần gũi, thân thiện với môi trường
Mẫu gạch thông gió hiện đại, phần lớn được sản xuất bằng cách không nung. Ngoài ra thành phần của sản phẩm không gây ra các vấn đề về sức khoẻ nên được đánh giá là thân thiện với môi trường và con người. Sản phẩm có phong cách nhẹ nhàng nhưng lại không kém phần hiện đại. Đó là lý do vì sao với một số nhược điểm của gạch thông gió nhưng sản phẩm này ngày càng được phổ biến nhiều hơn.
Phù hợp với phong cách thiết kế nhà hiện đại
Trong các công trình thiết kế hiện nay gia chủ thường sử dụng gạch thông gió để tạo ra những bức tường ngăn cách khá độc đáo với cá tính riêng cao. Điều này vừa đảm bảo được tính riêng tư mà đồng thời còn làm cho những bức tường đơn điệu trở nên sinh động và cá tính hơn rất nhiều.
Ở một vài ngôi nhà hướng tới không gian mở thì gạch thông gió là gợi ý tuyệt vời nhất. Các công trình có thể sử dụng tường hoặc trần bằng gạch, tuy đơn giản nhưng điều này cũng đủ đem lại sức hút cho không gian ngôi nhà.
Nhược điểm của gạch thông gió và cách khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì quý khách cũng cần nắm rõ nhược điểm của gạch thông gió cũng như cách khắc phục để sử dụng hiệu quả nhất.
Khả năng chống hắt mưa, ngăn tiếng ồn kém
Với cấu trúc rỗng với nhiều lỗ hổng, gạch thông gió mang lại sự thông thoáng, mát mẻ cho không gian. Tuy nhiên đây cũng chính là một nhược điểm của gạch thông gió trong xây dựng. Điều này sẽ làm khả năng chống hắt mưa và ngăn tiếng ồn của gạch thông gió kém hơn các loại vật liệu đặc khác.
Vì thế mà, nếu sử dụng gạch thông gió để xây dựng làm tường ngăn chính, gia chủ nên sử dụng vách kính bên trong để chắn mưa, chống tiếng ồn khi cần. Đồng thời, vẫn đảm bảo được khả năng lấy sáng cùng sự thông gió linh hoạt trong không gian. Ngoài ra, trước khi xây dựng, gia chủ nên lựa chọn cấu trúc gạch phù hợp với mục đích sử dụng để vừa phát huy lợi ích che chắn vừa có tính thẩm mỹ.
Dày và nặng
Nhược điểm lớn nhất của gạch thông gió là kích thước dày và nặng. Chiều dày phổ biến của gạch là từ 6.5-8 cm và nặng từ 3-10 kg. Điều này sẽ gây khó khăn khi di chuyển và thi công. Ngoài ra, thêm một nhược điểm của gạch thông gió khi sử dụng trong xây dựng chính là độ giòn của gốm và gạch tuynel. Do đó cần vận chuyển khéo léo để tránh sứt mẻ, đè nặng dễ gây vỡ.
Trong quá trình thi công, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tính toán kỹ để đảm bảo được kết cấu bền vững cho công trình. Nên xây gạch thông gió trên dầm để đảm bảo được tải trọng của tường gạch.
Khó thi công
Việc thi công bằng gạch thông gió đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, chuyên môn giỏi và có kinh nghiệm lâu năm. Đây cũng được coi là một nhược điểm của gạch thông gió khiến quá trình thi công tốn nhiều thời gian và kén thợ hơn.
Khi thi công gạch thông gió, việc trộn vữa, xi măng không đúng tỷ lệ sẽ gây các hiện tượng thấm nước, ẩm mốc, nứt nẻ bề mặt gạch. Vì vậy, phương pháp sử dụng keo dán gạch được khuyến khích để thay thế nhằm mục đích đảm bảo kỹ thuật tốt nhất cho chất lượng công trình.
Chi phí xây dựng cao
Do tính năng, giá trị thẩm mỹ và quy trình sản xuất nghiêm ngặt nên giá gạch thông gió luôn cao hơn so với các loại gạch thông thường khác. Hơn nữa việc sử dụng thêm vách, kính hoặc rèm che chắn sẽ thêm một khoản chi phí. Vì thế mà, chí phí xây dựng là một nhược điểm của gạch thông gió dễ nhận thấy nhất.
Khi lựa chọn gạch thông gió gia chủ cần xác định rõ mục đích sử dụng. Nhất là nên khai thác tối đa các ưu điểm cùng giá trị thẩm mỹ trong kết cấu, hình dạng, kích thước phù hợp để tạo điểm nhấn cho công trình. Việc này sẽ giúp giảm thiểu những chi phí phát sinh, tận dụng tối đa được lợi ích từ loại vật liệu này.
Khó bảo dưỡng và vệ sinh
Gạch bông gió làm từ xi măng có bề mặt nhám, nhiều khe lỗ và các họa tiết hoa văn sẽ khiến việc vệ sinh, lau chùi trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt gạch thông gió giúp chắn bụi nên sẽ bám bụi bẩn rất nhiều.
Hiện nay trên thị trường có các loại gạch thông gió gốm, tráng men khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của gạch thông gió làm từ xi măng. Loại gạch này có độ bền cao, với bề mặt tráng men giúp việc vệ sinh vô cùng đơn giản. Ngoài ra màu sắc của men, độ bền và khả năng chống thấm nước của gốm hoàn toàn giải quyết được việc bảo dưỡng.
Một số ứng dụng nổi bật của gạch thông gió
Hiện nay với phương pháp sản xuất hiện đại và nhiều mẫu mã, thiết kế nên gạch thông gió được ứng dụng đa dạng hơn. Một vài ứng dụng thực tế phổ biến của gạch thông gió có thể kể đến như:
Trang trí mặt tiền
Việc phối nhiều mẫu hay chỉ sử dụng duy nhất một mẫu gạch cho mặt tiền là cách mà nhiều gia chủ lựa chọn cho ngôi nhà của mình.Không chỉ đối với những ngôi nhà có mặt tiền hướng Tây, giờ đây kể cả những ngôi nhà có hướng gió đẹp cũng sử dụng loại gạch này để trang trí và tăng khả năng đón gió tự nhiên.
Gạch thông gió làm hàng rào
Ứng dụng của gạch thông gió vào hàng rào đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hiện tại, một số ngôi nhà có nhiều không gian hơn thì cũng không bỏ lỡ cơ hội để cho mẫu gạch huyền thoại này vào làm đểm nhấn cho ngôi nhà của mình.
Làm vách ngăn trang trí
Nếu như trước đây vách ngăn trang trí hay được dùng bằng gỗ CNC hoặc sắt CNC thì gạch bông gió xuất hiện ngày một nhiều hơn. Bởi vì gạch thông gió không khó để xây và với vẻ đẹp hoài cổ thì loại gạch đặc biệt này vẫn có một chỗ đứng nhất định trong tim người Việt.
Làm lan can, ban công
Lan can ban công cũng là một không gian có thể sử dụng gạch thông gió. Với độ dày 6,5cm và có rãnh cốt thép, gạch thông gió hoàn toàn có thể thi công được những mảng lan can hoặc ban công có độ an toàn cao.
Sử dụng chắn mưa, lấy sáng
Nhược điểm của gạch thông gió trước đây là hoàn thiện không được đẹp và khả năng lấy sáng hạn chế. Tuy nhiên hiện nay, nhiều thương hiệu đã phát triển mẫu gạch thông gió bánh ú chống hắt lấy sáng khắc phục được cả hai nhược điểm trên.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được thế nào là gạch thông gió, ưu nhược điểm của gạch thông gió chi tiết nhất. Với những thông tin trên, chắc hẳn rằng bạn đã có thêm thông tin về ứng dụng của sản phẩm này và lựa cho mình 1 dòng sản phẩm phù hợp với công trình của mình.