Đam mê chăn nuôi, ông giám đốc Đồng Nai đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi chim trĩ đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình
BÀI LIÊN QUAN
Đầu tư 7ha đất xây dựng trang trại nuôi tôm, ông nông dân Quảng Nam thu lãi mỗi năm đến 20 tỷ đồngÔng nông dân Thái Nguyên đầu tư đất xây trang trại nuôi gà với mô hình "độc - lạ", mỗi năm dắt túi cả tỷ đồngNông dân Hà Tĩnh "hưởng lợi" từ việc "sốt đất": Nhiều gia đình đổi đời khi xây nhà, tậu xe ô tô tiền tỷTheo Dân Việt, hiện tại công ty của ông Khanh cũng đang được địa phương hỗ trợ thủ tục pháp lý để làm chứng nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) đối với 2 sản phẩm thịt và trứng chim trĩ.
Nhân giống chim trĩ đỏ, nông dân thu lời hàng triệu đồng
Được biết, cách đây 5 năm, ông Trần Tuấn Khanh đã mua một cặp chim trĩ về để làm cảnh chơi. Và với niềm đam mê chim cảnh thì ông đã tìm hiểu loài chim này và dần thấy được khả năng có tiền nếu như nuôi thương phẩm. Và sau thời gian ấp ủ, tìm hiểu, học hỏi cách thức cũng như kinh nghiệm nuôi chim trĩ, giữa năm 2016 ông Khanh đã quyết định mở trang trại nuôi chim trĩ trên phần đất của gia đình.
Sau đó, gia đình ông đã lên trang trại tại Tây Ninh tham quan, học hỏi và mua 40 con chim trĩ về làm giống (bao gồm 35 mái và 5 trống). Cùng với tốc độ đẻ mỗi ngày một trứng liên tiếp trong thời gian 4 tháng, sau đó sẽ nghỉ 2 tháng rồi đẻ tiếp, đàn chim giống này đã nhanh chóng cho ra đời hàng ngàn quả trứng. Số trứng này được ông Khanh cho ấp để nhân đàn. Theo đó, quy trình từ lúc ấp cho đến khi trưởng thành cũng rất đơn giản. Trứng sau khi cho vào lò ấp 25 ngày thì sẽ ở, lúc này chom còn yếu nên phải ấp trong chuồng nhỏ với nhiệt độ ấm. Sau đó khoảng 1 tháng, cơ thể đã cứng cáp rồi thì sẽ cho ra chuồng trưởng thành. Chuồng trưởng thành ở đây là chuồng cao rộng, giăng nhiều thanh ngang để chim có thể bay nhảy. Cũng tiếp tục vừa nuôi vừa nhân rộng mô hình, bán thương phẩm, trang trại của ông Khanh đã có số lượng thường xuyên đến 7.000 con trong đó có 200 con chim giống. Vào năm 2021, ông Khanh đã mở thêm trang trại tại xã Xuân Phú nhưng lại gặp dịch bệnh COVID-19. Trang trại này cũng đang trong quá trình nhân giống, hoàn thiện với 4.000 con chim trĩ bố mẹ, chim thịt và gần 1.000 con chim giống.
Ông nông dân Tây Ninh đầu tư 10ha đất trồng tràm nấu tinh dầu thơm, mỗi năm thu về 200 triệu đồng
Tại vùng đất bán ngập nước của Đảo Nhím của hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có nhiều nông dân trồng mì và các loại cây ăn trái. Tuy nhiên, chỉ có một mình ông Hạnh "đen" đi trồng tràm nấu tinh dầu. Mặc dù nhiều nơi đã trồng tràm lấy tinh dầu nhưng tại Tây Ninh thì chỉ có ông Hạnh là người đầu tiên.Đam mê nông nghiệp, chị nông dân Sài Gòn đầu tư đất xây dựng trang trại trồng ớt đắt nhất thế giới, tháng nào cũng kiếm bội tiền
Được biết, từ cuối năm 2021, chị Nguyễn Thị Kim Xuân đã tiến hành nhân giống trồng đại trà ớt charapita (ớt Peru) trên nửa mẫu đất tại xã Xuân Thới Thượng thuộc huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là trang trại duy nhất trồng ớt Peru và trồng với diện tích lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Charapita hay còn gọi là ớt Peru chính là loại ớt đắt nhất trên thế giới.Theo lời lão nông này, với giá bán 14.000 đồng/trứng chim trĩ, 230.000 đồng/kg thịt chim trĩ bán trong siêu thị và 1 triệu đồng/cặp chim giống thì mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Ông Khanh cho biết: "Chim trĩ là loại thực phẩm cao cấp so với gia cầm thông thường như vịt, gà,… Trước đây, giá bán chim trĩ thịt rất cao, hiện nay dù giá đã hạ nhưng vẫn ở mức hấp dẫn. Chúng tôi bán siêu thị với giá 230 ngàn đồng/kg thịt hút chân không, trứng cũng đang làm thủ tục để vào siêu thị. Giá trứng bán ở ngoài là 14 ngàn đồng thì vào siêu thị là 11 nghìn để người tiêu dùng được tiếp cận. Nếu biết đầu tư, đây là mô hình hấp dẫn đối với người nông dân cũng như nhà đầu tư”.
Nuôi chim trĩ hướng đến sản phẩm OCOP
Theo như lời ông Khanh thì chim trĩ rất dễ nuôi, ít bệnh, ăn thức ăn như nuôi gà tuy nhiên khâu quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn cho chuồng trại. Cũng theo đó, phía trên chuồng sẽ được lợp mái tôn tránh cho chim không bay ra ngoài, có treo cành cây ngang cho chim đậu và phía dưới có đệm lót sinh học để cho chuồng trại luôn sạch sẽ và hạn chế được dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Song song với đó, người nuôi cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng các loại vacxin trong quá trình nuôi. Đối với việc nuôi và cho ăn đảm bảo, đúng quy định nên sản phẩm thịt chim trĩ của ông Khanh được bán trong siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh và trong tỉnh. Bên cạnh đó, trứng chim cũng đang được hoàn thiện thủ tục để vào siêu thị. Đáng chú ý, cả hai sản phẩm này đang được địa phương hỗ trợ làm chứng nhận sản phẩm OCOP của huyện Xuân Lộc trong năm 2022.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Xã Xuân Phú - ông Hoàng Mỹ Đức cho hay, địa phương xác định đây là mô hình mới và có giá trị kinh tế cao. Phòng Nông nghiệp huyện và xã cũng rất quan tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, xây dựng trang trại. Hiện tại, địa phương cũng đang phối hợp cùng với công ty làm chứng nhận OCOP cho hai sản phẩm trứng và thịt chim trĩ nhằm mục đích mở rộng bán hàng vào hệ thống siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.
Lão nông Trần Tuấn Khanh nhấn mạnh: "Chúng tôi đang tiếp tục tăng đàn với số lượng dự kiến lên hàng chục ngàn con, sau đó sẽ làm việc với người nông dân ở địa phương để nhân rộng mô hình bởi hiện nay nhu cầu tiêu thụ hàng của công ty lớn. Chúng tôi sẽ cung cấp các điều kiện cần thiết và bao tiêu sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận của người dân cao hơn so với chăn nuôi các loại gia cầm khác”.
Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) là một loài chim thuộc họ Trĩ. Chim có nguồn gốc từ châu Á và vài nơi tại Châu Âu ví dụ như chân đồi phía bắc của Kavkaz và Balkan. Loài chim này được du nhập rộng rãi đến nhiều nơi khác như một loài chim săn tiêu khiển. Ở nhiều nơi trong phạm vi, cụ thể tại những nơi không có họ hàng ví dụ như tại Châu Âu - nơi mà chúng được nhập tịch thì chỉ được gọi đơn giản là "chim trĩ".