meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT gánh lỗ bao nhiêu cho chuỗi nhà thuốc Long Châu trước khi hái quả ngọt?

Thứ tư, 01/06/2022-21:06
Sau thời gian 3 năm vận hành, chuỗi nhà thuốc Long Châu đã đem lại mức lợi nhuận cho FPT Retail, dự kiến trong năm 2022 mang về 50 - 100 tỷ đồng.

Chuỗi nhà thuốc Long Châu chuyển từ lỗ sang lãi

Theo Người đồng hành, Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FPT) tiền thân là nhà bán lẻ các sản phẩm viễn thông kỹ thuật số được tách ra từ Công ty FPT (HoSE:FPT) bao gồm 2 chuỗi gồm FPT Shop và F.Studio By FPT. Cụ thể, FPT Shop chuyên bán lẻ các sản phẩm kỹ thuật số di động ví dụ như điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, phụ kiện và dịch vụ công nghệ. Còn F.Studio By FPT là chuỗi cửa hàng được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam chuyên về kinh doanh sản phẩm chính hãng Apple. 

Bên cạnh đó, nhận định lĩnh vực viễn thông kỹ thuật số dần đi đến giai đoạn bão hòa và ngày từ năm 2017, FPT Retail đã quyết định lấn sân vào lĩnh vực hoàn toàn mới đó chính là phân phối thuốc thông qua việc mua lại chuỗi Long Châu. Cũng từ năm 2018, FPT Retail đã đẩy mạnh tốc độ mở rộng chuỗi khi thành lập công ty con là Dược phẩm FPT Long Châu với vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng. Không những thế, công ty con này đã được rót thêm vốn để tăng lên từ 264,5 tỷ đồng tính đến cuối năm trước và tỷ lệ sở hữu của FPT Retail là 85%. Sau thời gian 4 năm, chuỗi nhà thuốc Long Châu từ chỗ chỉ có 26 cửa hàng đã tăng lên 546 cửa hàng tính đến cuối quý 1/2022 và là 1 trong 3 chuỗi nhà thuốc lớn nhất hiện nay (song song với Pharmacity và An Khang).


Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FPT) tiền thân là nhà bán lẻ các sản phẩm viễn thông kỹ thuật số được tách ra từ Công ty FPT (HoSE:FPT)
Công ty bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HoSE: FPT) tiền thân là nhà bán lẻ các sản phẩm viễn thông kỹ thuật số được tách ra từ Công ty FPT (HoSE:FPT)

Cũng theo dữ liệu của Người đồng hành, doanh thu chuỗi năm 2021 ghi nhận 3.977 tỷ đồng, so với năm trước tăng gấp 3,3 lần và so với năm 2018 tăng 7,8 lần. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 5 tỷ đồng, so với mức lỗ 113 tỷ đồng năm 2020 đã có sự cải thiện rõ rệt. Tính đến cuối năm trước thì FPT Long Châu lỗ lũy kế 150 tỷ đồng và ngốn 56.7% vốn của chủ sở hữu. Trong khi đó thì chuỗi Pharmacity lại tiếp tục lỗ trong năm vừa qua từ đó nâng tổng lỗ lũy kế lên 1.374 tỷ đồng, vượt qua vốn điều lệ là 927 tỷ đồng.

Còn chuỗi nhà thuốc An Khang của Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE:MWG) cũng chưa đạt đến điểm vốn. Và với tốc độ doanh thu tăng mạnh và bắt đầu có lãi thì Long Châu đang trở thành động lực tăng trưởng và dần đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh của FPT Retail. Tỷ trọng đóng góp trên tổng doanh thu của mảng bán lẻ dược phẩm đã tăng mạnh qua các năm từ 3% trong năm 2019 lên 17,6% trong năm 2021. Cũng trong quý 1/2022, chuỗi đạt doanh thu 2.159 tỷ đồng, đóng góp 27% tổng doanh thu FPT Retail.

Năm 2022, Long Châu kỳ vọng đạt lãi 50 - 100 tỷ đồng

Hiện nay, thị trường dược phẩm được đánh giá là miếng bánh béo bở và còn rất nhiều dư địa cho các nhà bán lẻ lớn tham gia. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, thị trường thuốc Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bình quân từ 17%/năm giai đoạn năm 2014 - 2018. Và theo Hãng nghiên cứu thị trường IBM, thị trường dược phẩm Việt Nam trong năm 2021 ước định giá khoảng 1,7 tỷ USD và dự kiến đến năm 2026 có thể đạt đến quy mô là 16,1 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng kép là 11%/năm. 

Bên cạnh đó, thị trường phân phối dược phẩm Việt Nam vốn dĩ phân mảnh, chủ yếu là các nhà thuốc hộ gia đình.  SSI Research cho hay, theo khảo sát từ IQVIA, tổng số cửa hàng thuốc của cả nước trong năm 2016 đạt 55.300 cửa hàng với chỉ 186 cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc (gần 1% thị phần). Đến năm 2021, sau một thời gian dài thắt chặt quy định đối với thuốc không kê đơn và nâng cao tiêu chuẩn của mỗi nhà thuốc, tổng số cửa hàng thuốc đang hoạt động chỉ còn 44.600 đơn vị, trong đó có 1.600 cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc cũng mới chiếm gần 4% thị phần. 


Số cửa hàng của Long Châu
Số cửa hàng của Long Châu

Và với dư địa tăng trưởng lớn như thế thì cả Long Châu, Pharmacity và An Khang đều có tham vọng mở rộng quy mô. Cũng trong năm nay, FPT Retail tiếp tục đẩy mạnh tiến độ mở rộng ra 63 tỉnh thành và mục tiêu mở ít nhất 300 cửa hàng Long Châu. Riêng trong quý 1 đã mở 146 cửa hàng. Song song với đó, doanh nghiệp cũng tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics phục vụ cho việc tăng trưởng mạnh số lượng cửa hàng tối ưu hóa hàng hóa. Chủ tịch FPT Retail - bà Nguyễn Bạch Điệp kỳ vọng chuỗi có thể đem về lợi nhuận từ 50 - 100 tỷ đồng trong trong năm nay tùy thuộc vào tốc độ mở mới cửa hàng.

An Khang cũng đã mở thêm 110 cửa hàng trong năm 2021 để có thể đạt mức 178 và vẫn đang đẩy nhanh tốc độ mở rộng. Và trong quý 1/2022, chuỗi có thêm 33 cửa hàng mới và kỳ vọng đến cuối tháng 6 sẽ tăng lên 400 cửa hàng. SSI Research cho hay, MWG đặt mục tiêu sẽ có 800 cửa hàng An Khang vào cuối năm nay và 2.000 vào cuối năm sau. Và với kế hoạch mở rộng nhanh thì các cửa hàng thuốc này sẽ có thể phải chấp nhận lỗ trong năm 2022. 


Kết quả kinh doanh chuỗi nhà thuốc Long Châu
Kết quả kinh doanh chuỗi nhà thuốc Long Châu

Trong khi đó thì chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất Pharmacity cho biết đã tiến hành mở rộng hơn 50% hệ thống với khoảng 800 nhà thuốc trong năm 2021. Thời điểm đầu tháng 3, doanh nghiệp vừa khai trương nhà thuốc thứ 1.000. Lãnh đạo của Pharmacity cũng đặt kỳ vọng đến năm 2025 đạt mốc 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc với mục tiêu 50% người dân Việt Nam có thể tiếp cận 1 nhà thuốc trong thời gian 10 phút di chuyển. Mặc dù là các chuỗi bán lẻ dược phẩm nhưng cơ cấu ngành hàng của 3 chuỗi này lại khác nhau. Và nếu như Pharmacity có tỷ lệ sản phẩm không phải thuốc chiếm lên đến hơn 70% thì tại Long Châu, tỷ trọng thuốc là 70 - 80%. Hiện, An Khang đã cân bằng giữa hai nhóm.

SSI Research tính toán, kế hoạch mở rộng đầy tham vọng của 3 chuỗi nhà thuốc hàng đầu cũng sẽ đưa tổng số nhà thuốc lên 7.300 cửa hàng trong năm 2023 tương đương với 16% thị phần. Điều này sẽ kích thích doanh thu của ngành dược tăng cao hơn so với nhu cầu thực tế của người dân trong 2 - 5 năm tới chủ yếu là do các cửa hàng mới này đẩy mạnh việc tích trữ tồn kho thuốc.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

12 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

13 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

13 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

17 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

1 ngày trước