Công nghệ số và công nghệ thông tin khác nhau như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
5 trụ cột của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thành côngTầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0Xu hướng chuyển đổi số và ERP trong tương lai1. Công nghệ thông tin là gì?
Gần đây, ngành công nghệ thông tin trở thành một ngành mũi nhọn của các trường đại học bởi vì ngành này được dự đoán là sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Đây được coi là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật trong thời đại số hóa.
Ngành công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để người học có thể sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính nhằm mục đích phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời còn dùng để trao đổi, lưu trữ, chuyển đổi các dữ liệu thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Công nghệ thông tin là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, bảo vệ, lưu trữ thông tin. Bên cạnh đó, nó còn được hiểu là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại để tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực như giáo dục, xây dựng…
Khi nghiên cứu sâu về công nghệ thông tin, các bạn sẽ được trang bị kiến thức về lĩnh vực này nhằm nâng cao khả năng sửa chữa, xây dựng, cài đặt, bảo trì phần cứng của máy tính và nghiên cứu sự phát triển của phần mềm.
Bên cạnh đó, các bạn còn có kiến thức để bảo vệ an ninh mạng, một trong các lĩnh vực được quan tâm nhất trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.
2. Công nghệ số là gì?
Công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, các doanh nghiệp không ngừng chuyển đổi công nghệ số. Công nghệ số được hiểu là quy trình chuyển đổi từ quy mô truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách vận dụng công nghệ mới như tài liệu lớn, Internet vạn vật, điện toán đám mây…nhằm biến hóa phương pháp quản lý, chỉ huy, quy trình tiến độ tương tác và cả văn hóa công ty.
Công nghệ số còn biết đến với tên gọi khác là quy đổi số. Tức là sau khi có được tài liệu số hóa rồi, tất cả chúng ta phải sử dụng công nghệ chư AI, Big Data để nghiên cứu và phân tích, sau đó mới có thể biến nó thành một giá trị mới.
Do dung lượng của Big Data và khả năng phân tích chính xác của AI nên nhiều người gọi quy đổi số bằng một khái niệm đơn giản hơn. Đó là “văn phòng không sách vở”.
3. Sự khác nhau giữa công nghệ số và công nghệ thông tin
Từ những khái niệm mà chúng tôi vừa giới thiệu thì rõ ràng công nghệ số là sự phát triển của công nghệ thông tin, là một phần của công nghệ thông tin. Nói đến công nghệ thông tin là nói đến phần mềm, máy tính. Chúng thường mang tính chất riêng lẻ, tự động hóa những việc chúng ta có thể làm một cách thủ công như phần mềm xử lý văn bản hay là quản lý cán bộ.
Còn khi nói đến công nghệ số thì chúng ta sẽ nhắc đến cuộc cách mạng 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây hoặc là Internet vạn vật. Công nghệ này khác ở chỗ nó có thể thay thế trí tuệ con người, đưa vạn vật vào không gian mạng và khi đó thì vạn vật sẽ trở nên sống động như con người.
Ứng dụng của công nghệ số và công nghệ thông tin khác nhau như thế nào? Khi học công nghệ thông tin thì lập trình viên sẽ dùng máy tính và viết phần mềm để báo cáo với cấp trên.
Nhưng trong công nghệ số thì không cần như vậy. Lúc này, dữ liệu đã có sẵn trong hệ thống, người khác muốn biết thì phải đăng nhập và lấy thông tin ra để tự mình phân tích.
Một ví dụ đơn giản khác của sự khác nhau giữa công nghệ số và công nghệ thông tin là trong giáo dục. Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên làm Powerpoint để phục vụ cho bài giảng.
Nhưng với công nghệ số thì giáo viên không cần thiết phải đứng trên bục giảng và giáo viên sẽ có vai trò như một người trợ giảng. Học sinh sẽ được dạy bởi AI qua video hoặc trực tiếp, còn giáo viên là người quản lý lớp và giải đáp thêm khi cần.
4. So sánh sự tiện lợi của công nghệ số và công nghệ thông tin
Theo nhiều kỹ sư công nghệ đánh giá thì công số hiện đại hơn công nghệ thông tin bởi vì cách thức tiếp cận chuyển đổi số hiệu quả hơn việc tiếp cận công nghệ thông tin. Ví dụ, để cung cấp internet cho một 100 xã thì cần dùng 100 hệ thống.
Nhưng với công nghệ số thì với điện toán đám mây thì chỉ cần duy nhất một hệ thống là có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Không những thế, khi dùng 100 hệ thống khác nhau thì chi phí để bắt đầu sử dụng lại khá lớn như áp dụng công nghệ số thì chi phí thấp hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để sử dụng thành thạo một số phần mềm cần thiết trên máy tính đối với những người mới sử dụng thì không phải là chuyện đơn giản.
Sự khác nhau giữa sự tiện lợi của công nghệ số và công nghệ thông tin cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì như chúng tôi đã giải thích ở trên thì công nghệ là bước tiến mới của công nghệ thông tin nên tất nhiên nó sẽ hiện đại hơn.
5. Thách thức của công nghệ số và công nghệ thông tin trong bối cảnh hiện nay
Nước Việt Nam đã và đang có những bước tiến vượt bậc về công nghệ thông tin và công nghệ số. Chắc chắn rằng trong tương lai chúng ta còn có thể tiến xa hơn nữa. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại khá nhiều thách thức.
Đầu tiên chúng ta phải kể đến chi phí. Chi phí để giúp mọi người sử dụng thành thạo và đủ năng lực để áp dụng công nghệ số và công nghệ thông tin vào các ngành nghề khác không phải là con số nhỏ.
Trong khi đó, nước ta vẫn chỉ là một quốc gia đang phát triển nên ngân sách dành cho lĩnh vực này còn khá thấp so với các nước xung quanh.
Tiếp theo là năng lực của con người. Cho dù công nghệ thông tin và công nghệ số có thể giúp con người trong một số việc nhưng suy cho cùng chúng chỉ là kết quả của trí óc con người.
Con người phải hiểu thì mới có thể điều khiển được máy tính hoặc điện toán đám mây. Tuy nhiên, nước ta đang thiếu nhân lực về ngành công nghệ thông tin. Đây cũng là lý do mà các trường đại học mở thêm lớp đào tạo ngành này để đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Thêm một thách thức nữa là yếu tố về suy nghĩ của con người. Nếu như tạo một cuộc khảo sát thì có bao nhiêu người chấp nhận việc chuyển giáo viên thành trợ giảng, có dám cho phép ngân hàng số không người phục vụ hay đại học số không có giáo viên hay không?
Một bộ phận người ở nước ta vẫn còn giữ tư tưởng bảo thủ, từ chối đưa công nghệ số và công nghệ thông tin vào thực tiễn. Do đó mà nhiều người cho rằng việc chuyển đổi số chỉ là dám hay không dám.
Lời kết
Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn phân biệt được công nghệ số và công nghệ thông tin. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã có cái nhìn rõ ràng nhất về hai khái niệm này