meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Con đường "làm giàu" của doanh nhân Đào Hữu Huyền: Từ “ông bầu” có tiếng trong môn bóng chuyền ông chủ Hóa chất Đức Giang

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Mới đây, tỷ phú Đào Hữu Huyền - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (Mã: DGC) vừa qua đã tiệm cận trong TOP 10 người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam khi giá cổ phiếu DGC nằm trong vùng đỉnh lịch sử, giá trị vốn hóa ghi nhận gần 17.000 tỷ đồng.

Được biết, quá trình đi lên của ông Đào Hữu Huyền gắn bó mật thiết với sự phát triển của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang khi từng bước đưa công ty này trở thành doanh nghiệp hóa chất hàng đầu tại thị trường Việt Nam. 

Doanh nhân Đào Hữu Huyền: Từ kỹ sư ngành hóa đến ông chủ Hóa chất Đức Giang

Được biết, trở về sau khi đu du học Áo với chuyên ngành hóa học, ông Đào Hữu Huyền (sinh năm 1956) đã thành lập doanh nghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn Minh vào năm 1993 chuyên nhập khẩu hóa chất từ Trung Quốc về bán cho thị trường trong nước. Đến thời điểm hiện tại, công ty Văn Minh vẫn còn hoạt động với người đại diện là bà Nguyễn Thị Hồng Lan - vợ của ông Huyền. 


Nguồn ảnh: Justin Bùi - Vietnambiz
Nguồn ảnh: Justin Bùi - Vietnambiz

Vào tháng 4/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (khi đó là Công ty Cổ phần Bột giặt và Hóa chất Đức Giang) đã hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình dưới hình thức công ty cổ phần. Cho đến năm 2007, khi nhà nước tiến hành giảm tỷ lệ sở hữu từ 51% xuống còn 20% thì ông Đào Hữu Huyền cùng vợ đã mua lại lượng lớn cổ phần và trở thành nhóm cổ đông lớn nhất tại DGC. Cũng từ thời điểm này, ông Huyền đã chính thức lèo lái công ty với vai trò là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT, bắt đầu đưa DGC theo hướng phát triển mới. Cũng từ thời điểm trước khi niêm yết trên HNX vào năm 2014 thì DGC chủ yếu sản xuất bột giặt và chất tẩy rửa, các hoạt động này đã chiếm gần 70% doanh thu thuần của công ty trong các năm 2012 - 2013. 

Không lâu sau đó thì ông nhận thấy sản phẩm phốt pho là mặt hàng chiến lược của thế giới nên đã quyết định chi 2.000 tỷ đồng để đầu tư Tổ hợp nhà máy Hóa chất Đức Giang - Lào Cai. Cùng với nhà máy phốt pho vàng của công ty lúc đó thì dự án Lào Cai (được khánh thành vào năm 2014) đang là tổ hợp hóa chất chế biến sâu quặng apatit lớn và đa dạng sản phẩm tại thị trường Việt Nam lúc bấy giờ. Cả hai dự án nói trên đã đưa DGC sang trang mới của ngành hóa chất. Cũng trong năm 2014, ông Đào Hữu Huyền đã quyết định đưa Hóa Chất Đức Giang lên sàn HNX với tổng vốn điều lệ xấp xỉ 335 tỷ đồng. Phốt pho vàng là nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp ứng dụng. Trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn, linh kiện điện tử. Vào năm 2021, phốt pho cùng các sản phẩm hóa chất chiếm 60% doanh thu DGC chiếm đến 80% theo tỷ trọng xuất khẩu. Ngoài ra, DGC còn có lợi thế rất lớn khi Việt Nam là nước duy nhất tại Đông Nam Á có nguồn quặng Apatit tại Lào Cai - đây là nguyên liệu cơ bản để sản xuất phốt pho vàng dồi dào với sản lượng khai thác dự kiến 3,7 triệu tấn trong thời gian 6 năm. Cuối năm 2019, DGC cũng mua thêm nhà máy Vinachem đưa công suất P4 lên 60.000 tấn/năm thành mặt hàng chủ lực đưa DGC lên tầm cao mới và ghi tên P4 Việt Nam vào bản đồ hóa chất thế giới. Cũng theo đó, tập khách của khách hàng DGC cũng là những doanh nghiệp đầu ngành trong các lĩnh vực quan trọng gồm điện tử, thực phẩm, chăn nuôi ví dụ như Mitsubishi, UNID Global Corp, UPL, CJ, Cargill, Proconco, Wilmar International, Chemicals,...


Kết quả kinh doanh của Hóa chất Đức Giang. Nguồn ảnh: Vietnambiz
Kết quả kinh doanh của Hóa chất Đức Giang. Nguồn ảnh: Vietnambiz

Và bức tranh kinh doanh theo đó cũng có sự khởi sắc với mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm đều đều trên hai chữ số. Đáng chú ý, trong năm 2018, nhờ việc sáp nhập Công ty Cổ phần hóa chất Đức Giang Lào Cai mà mức lợi nhuận trước thuế của DGC đã ghi nhận tăng vọt hơn 5 lần lên mức 907 tỷ đồng. Doanh thu cũng vượt mốc 6.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 90% đến từ việc xuất khẩu.

Và trong giai đoạn năm 2020 - 2021, DGC cũng tăng trưởng thần tốc trong bối cảnh thiếu hụt phốt pho vàng và khối tài sản cũng tăng mạnh từ 5.800 tỷ đồng lên mức 8.500 tỷ đồng vào cuối năm 2021. 



Giá cổ phiếu DGC đã tăng liên tục từ khi lên sàn đến nay. Nguồn ảnh: Trading View
Giá cổ phiếu DGC đã tăng liên tục từ khi lên sàn đến nay. Nguồn ảnh: Trading View

Gia đình ông Đào Hữu Huyền nắm giữ trên 42% cổ phần công ty

Ở trên thị trường chứng khoán, giá DGC đã âm thầm tăng từ vùng 8.000 đồng/cổ phiếu từ khi lên sàn lên gấp 10 lần tính đến cuối năm 2021. Đáng chú ý, giữa thông tin Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Vinachem thoái vốn khỏi DGC thì giá cổ phiếu của DGC đã lên mốc 3 chữ số và đạt đỉnh tại vùng 141.000 đồng/cổ phiếu. 

Cũng nhờ vào đà tăng trưởng này mà tài sản của cổ đông nhất là nhóm cổ đông lớn liên quan đến doanh nhân Đào Hữu Huyền cũng ghi nhận tăng mạnh. Cá nhân của ông Huyền nắm giữ 18,5% vốn, tương ứng với 68,6 triệu cổ phiếu, giá trị thị trường hơn 8.100 tỷ đồng. Bên cạnh DGC, ông Đào Hữu Huyền còn sở hữu cổ phiếu PAT của Công ty Cổ phần Phốt pho Apatit Việt Nam. 


Danh sách các thành viên trong gia đình ông Đào Hữu Huyền sở hữu cổ phần tại DGC. Nguồn ảnh: Vietnambiz
Danh sách các thành viên trong gia đình ông Đào Hữu Huyền sở hữu cổ phần tại DGC. Nguồn ảnh: Vietnambiz

Ngoài lĩnh vực kinh doanh, ông Huyền còn được biết đến là ông bầu có tiếng trong môn bóng chuyền tại Việt Nam. Câu lạc bộ bóng chuyền Hóa chất Đức Giang Hà Nội chính là đơn vị doanh nhân gốc Hưng Yên đang đầu tư vào. 

Cũng theo báo cáo quản trị, người thân của ông Huyền nắm giữ tổng cộng trên 42% cổ phần của DGC với giá trị thị trường tính đến ngày 28/6 là gần 19.000 tỷ đồng. Hơn thế, không chỉ gia tăng tài sản nhờ vào giá cổ phiếu mà ông Huyền cùng với gia đình cũng hưởng được thành quả thông qua việc DGC đều đặn chia cổ tức bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu với tổng tỷ lệ là từ 30 - 40%, riêng trong năm 2021 đã lên đến 127%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

23 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

23 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

23 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

23 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước