meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những điều cần biết về cơ sở dữ liệu đất đai 

Thứ năm, 12/05/2022-11:05
Cơ sở dữ liệu đất đai là một phần của hệ thống thông tin đất đai, được xây dựng thống nhất trong phạm vi trên cả nước. Vậy cơ sở dữ liệu đất đai là gì và được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào? Hãy tìm hiểu nội dung về cơ sở dữ liệu đất đai trong bài viết dưới đây. 

Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?


Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?
Cơ sở dữ liệu đất đai là gì?

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 34/2014/TT-BTNMT ngày 13/8/2014 của Bộ tài nguyên & Môi trường, dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được thể hiện bằng hình thức ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh và âm thanh hoặc dạng tương tự.

Căn cứ theo Khoản 23, Điều 3, Luật đất đai số 2013 quy định: “Cơ sở dữ liệu đất đai là tập hợp các dữ liệu đất đai được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.”

Từ các quy định trên, có thể hiểu, cơ sở dữ liệu đất đai là thông tin đất đai dưới dạng số được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

Vai trò của cơ sở dữ liệu đất đai

Thành phần của cơ sở dữ liệu đất đai

Xét về nội dung thì cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm:

+ Thông tin chính sách, pháp luật đất đai;

+ Thông tin hiện trạng sử dụng đất;

+ Thông tin về đăng ký và thống kê đất đai (cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất,v.v...);

+ Thông tin về hồ sơ địa chính;

+ Thông tin về quy hoạch & kế hoạch sử dụng đất;

+ Thông tin về giá đất, phát triển quỹ đất;

+ Thông tin về thanh tra đất đai;

+ Thông tin đánh giá chất lượng đất và phân hạng đất;

+ Thông tin về dữ liệu liên quan về đất đai khác.

Xét về cấu trúc thì cơ sở dữ liệu đất đai gồm:

+ Dữ liệu không gian: đó là dữ liệu về bản đồ thể hiện tính không gian địa lý
của các thửa đất theo một hệ tọa độ xác định.

+ Dữ liệu phi không gian: là dữ liệu thuộc tính gắn liền với mỗi thửa đất.

Như vậy, bản chất CSDL đất đai bao gồm các thực thể địa lý liên quan đến tài nguyên đất như thửa đất, giao thông, thủy văn, nhà, v.v… và các thông tin thuộc tính về kinh tế, xã hội và pháp lý.

Vai trò của CSDL đất đai 

- Hỗ trợ đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, đồng thời giúp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong cơ sở dữ liệu đất đai là cơ sở lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm lập quy hoạch.

- Phục vụ xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất, và có thể đánh giá định lượng đa chỉ tiêu để tìm vị trí tối ưu cơ sở dữ liệu đất đai cung cấp thông tin cho việc xây dựng phương án quy hoạch và dữ liệu nền để lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 

- Hỗ trợ tính toán bồi thường và giải phóng mặt bằng

Tính toán bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong các yếu tố tác động đến lựa chọn phương án quy hoạch. Để xác định tổng chi phí bồi thường cần phải biết được diện tích đất cần phải thu hồi và đơn giá đất theo từng mục đích sử dụng là bao nhiêu. Công việc này lại đòi hỏi cần chồng xếp lớp dữ liệu quy hoạch và các lớp dữ liệu liên quan như giao thông, thửa đất, v.v...

Ngoài những vai trò chính như trên thì cơ sở dữ liệu đất đai còn có nhiều những ưu điểm khác chẳng hạn như: Chức năng quản lý truy nhập với nhiều người sử dụng, có năng suất cao hơn; chức năng sao lưu dữ liệu nhanh chóng và thuận tiện di chuyển, bảo quản; Chức năng bảo mật tốt; Chức năng tra cứu, thống kê và phân tích xử lý số liệu.

Như vậy có thể nói cơ sở dữ liệu đất đai có vai trò trong hầu hết các bước của quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia

Căn cứ tại Điều 4, Thông tư 05/2017/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên & Môi trường, trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được quy định: 

Về trách nhiệm của Tổng cục Quản lý đất đai:

+ Tổ chức xây dựng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quy định trong khoản 1 Điều 3 của Thông tư này; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương;

+ Đánh giá và xếp hạng năng lực thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của các tổ chức và công bố công khai hàng năm;

+ Phối hợp với đơn vị có liên quan để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phê duyệt;

+ Tổ chức xây dựng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này;

+ Kiểm tra việc thực hiện cập nhật CSDL đất đai của Văn phòng đăng ký đất đai;

+ Báo cáo tình hình xây dựng và vận hành CSDL đất đai trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này, gửi về Tổng cục Quản lý đất đai trước ngày 15/01 hàng năm.

Nguyên tắc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai

Việc xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cần phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, khoa học, kịp thời.

Nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia được thực hiện theo quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Các cơ sở dữ liệu thành phần của CSDL đất đai quốc gia cần phải được xây dựng đồng thời và được liên kết, tích hợp với nhau; trường hợp nếu chưa đủ điều kiện thì ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để làm cơ sở để xây dựng và định vị không gian của các cơ sở dữ liệu thành phần khác của CSDL đất đai quốc gia.

Quy mô tổ chức triển khai để xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện.

Quy định xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia


Quy định xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Quy định xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Tại Điều 3, Thông tư 05/2017/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên & Môi trường quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia như sau:

Cơ sở dữ liệu đất đai do cơ quan Trung ương tổ chức xây dựng:

Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê và kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp vùng và cả nước; dữ liệu về quản lý sử dụng đất đai theo chuyên đề;

Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm có: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, vùng kinh tế & xã hội;

Cơ sở dữ liệu giá đất: dữ liệu khung giá đất, giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ sở dữ liệu đất đai do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng:

Cơ sở dữ liệu địa chính gồm: dữ liệu về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hồ sơ địa chính;

Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai gồm: dữ liệu báo cáo, biểu, bảng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh; dữ liệu về quản lý sử dụng đất theo chuyên đề đã được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

Cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gồm: dữ liệu báo cáo thuyết minh tổng hợp, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, bản đồ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh và cấp huyện;

Cơ sở dữ liệu giá đất bao gồm: dữ liệu bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh và bổ sung; hệ số điều chỉnh giá đất; giá đất cụ thể; giá trúng đấu giá QSDĐ; thông tin giá đất trong Phiếu thu thập thông tin về thửa đất.

Lời kết

Trên đây là bài viết về nội dung cơ sở dữ liệu đất đai, hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

22 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

22 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

22 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

22 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước