Cổ nhân dạy “Tổ kiến hổng, sụt toang đê vỡ”: Đừng bỏ qua việc nhỏ kẻo đại cục bất thành
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Trong ba người đồng hành, ắt có người làm thầy của ta”: Tuyệt đối đừng coi thường bất kỳ aiCổ nhân dạy “Muốn thành công trước hết phải học cách thành nhân”: Tưởng đơn giản nhưng hiếm ai hiểu đượcCổ nhân dạy “Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân”: Đơn giản nhưng sâu sắc vô cùngỞ trong cuốn “Hàn Phi Tử – Du Lão” có ghi chép về một câu chuyện về Cơ Tử, là một người thấy nhỏ biết lớn như sau:
Có một lần Trụ Vương có được một đôi đũa bằng ngà voi nên cảm thấy vô cùng thích thú. Nhìn thấy thế, Cơ Tử liền cảm thán mà than rằng: “Đũa ngà voi không thể sử dụng cùng với bát sứ làm từ đất nhưng cần phải dùng với bát được điêu khắc từ sừng tê giác, dùng cùng với ly uống bằng ngọc trắng. Khi có được ly ngọc khẳng định là không thể nào ăn cùng với rau dại lương khô mà phải ăn cùng sơn hào hải vị thì mới có thể tương xứng. Một khi đã ăn sơn hào hải vị ắt sẽ không muốn mặc quần áo cũ thô hay ở nhà tranh vách gỗ mà cần phải là áo gấm thêu hoa, xe ngựa cao quý và lầu cao gác rộng.
Cứ như thế, vật phẩm nhà Thương của chúng ta sẽ không thể nào thỏa mãn được dục vọng của ông ấy, họ sẽ cần phải thu phục các nước ở nơi xa để có thể thu gom châu báu. Từ một đôi đũa ngà voi, chúng ta có thể nhìn thấy được sự phát triển sau này, thế nên sẽ không thể nào không lo cho ông ấy”.
Quả nhiên sau này, những điều mà Cơ Tử lo lắng đã trở thành hiện thực. Trụ Vương lòng tham ngày càng lớn, bắt xây dựng Lộc Đài và Trích Tinh Lâu, ăn chơi xa đọa, đưa ra sưu cao thuế nặng, cướp bóc vàng bạc châu báu ở khắp nơi, điều này khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ. Cuối cùng, Chu Vũ Vương dẫn quân thảo phạt, Trụ Vương bại trận đã dùng lửa để thiêu cháy Lộc Đài, sau đó chết cháy ở bên trong.
Những câu chuyện này đã gây ra những hậu quả lớn vô cùng nghiêm trọng, thậm chí khởi nguồn từ những điều nhỏ nhặt, những chuyện mà lúc đó có thể chúng ta không xem là điều gì quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân cảnh báo rằng: “Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ, đó chính là chuyện hoàn toàn có thật”.
Tổ kiến hổng, sụt toang đê vỡ
Đây là câu nói xuất phát trong cuốn “Hàn Phi - Hàn Chi Đề”. Tương truyền, từ thời cổ đại ở gần sông Hoàng Hà có một thôn trang nhỏ. Vì để ngăn chặn mưa to gió lớn, nước tràn vào bên ngoài nên mọi người đã xây dựng một con đê ngàn dặm bao bọc ở bên ngoài để che chắn. Có một hôm, có một lão nông đột nhiên phát hiện số kiến ở trong tổ kiến gần đó đột nhiên tăng lên. Người đàn ông này nghĩ rằng: “Những tổ kiến này liệu có ảnh hưởng gì đến sự an toàn của con đê này hay không? Mình phải trở về thôn trang nói cho mọi người biết”.
Trên đường về, ông đã gặp con trai và kể lại toàn bộ sự việc. Con trai ông sau khi nghe xong không nghĩ rằng điều này quan trọng, đơn giản nghĩ rằng một con đê kiên cố như thế chả lẽ lại sợ một tổ kiến nhỏ hay sao? Vậy là, con trai ông đã vội vã kéo ông ra đồng để cùng mình làm việc. Ai ngờ, đêm đó mưa bắt đầu ập đến, sóng to gió lớn khiến nước sông Hoàng Hà dâng cao, nước tràn vào tổ kiến, sau đó từ từ khiến con đê vỡ toang, nhấn chìm cả thôn làng và đồng ruộng.
Từ câu chuyện trên có thể thấy, một sự việc nhỏ có thể thành tựu cả một con người, đồng thời cùng một sự việc nhỏ cũng có thể khiến một con người bị hủy hoại, thậm chí khiến một đất nước sụp đổ. Người xưa gọi là “Người ôm chí lớn không được quên đi tiểu tiết”. La Đại Kinh là người Tống từng viết một cuốn sách có tên là “Hạc Lâm Ngọc Lộ”, trong đó có kể một câu chuyện như sau:
Khi Trương Quai Nhai làm Sùng Dương Lệnh phát hiện người phụ trách trông coi ngân khố, người này đã nhiều lần dùng ngân khố vào việc riêng, mỗi lần chỉ lấy với một số lượng rất nhỏ, nhưng đến cuối cùng vẫn bị phát hiện nên đã phải chịu cực hình và bị đánh gậy. Tuy nhiên, người này nhất quyết không phục, Trương Quai Nhai mới viết cho cho hắn mấy câu rằng: “Một ngày một tiền, nghìn ngày nghìn tiền, dây cưa gỗ đứt, nước nhỏ đá mòn”.
Câu này có nghĩa là, mỗi ngày chỉ trộm một đồng tiền, nhưng sau 1000 ngày đã lên 1000 đồng tiền. Ngày tháng trôi qua, số tiền tích lũy sẽ ngày càng lớn lên, điều này cũng tương tự như việc lấy dây mà cưa gỗ, ngày tháng qua lại dù gỗ có to lớn như thế nào đi chăng nữa rồi cũng đứt mà thôi. Nước không ngừng chảy trên đá, dù đá lớn đến mấy cũng sẽ mòn theo tháng năm.
Một sự việc nhỏ và lỗi nhỏ nhiều khi có thể khiến chúng ta bỏ qua, nhưng lâu dần nó sẽ trở thành thói quen, trở thành bản tính, sau cùng sẽ trở thành nhân cách của chúng ta. Trong cuộc sống hàng ngày cũng thế, chúng đều có ảnh hưởng nhất định, thực tế cứ tích tiểu thì sẽ thành đại, một sự việc nhỏ nhiều khả năng sẽ tạo nên sai lầm lớn, thế nên cần chú ý từ cái sai nhỏ để từ đó tránh được cái sai lớn.
Người xưa có câu: “Muốn trị được giang sơn trước tiên phải biết dọn nhà mình”, nếu như ngay cả nơi ăn chốn ở của mình còn chưa thể quản lý và chăm sóc chu đáo, nói gì đến việc cai quản giang sơn. Một công việc nhỏ vẫn còn chưa làm được tận tụy thì làm sao có thể quản lý một doanh nghiệp?
Và đối với việc làm người, việc đối nhân xử thế cũng tương tự như vậy. Nếu như thường ngày, chúng ta không chú ý đến hành vi, những ý niệm sai lệch nhỏ bé của mình thì lâu dần, chúng ắt sẽ trở thành nhân cách và bản chất của chúng ta. Nếu như việc nhỏ không phòng thì việc lớn ắt sẽ xảy ra.