Cổ nhân dạy “Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân”: Đơn giản nhưng sâu sắc vô cùng
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “3 câu thần chú giúp tiết kiệm 30 năm phấn đấu”: Đó là những câu gì?Cổ nhân dạy “4 việc tuyệt đối không phạm”: Sai lầm một lần, hối hận một đờiCổ nhân dạy “Giả heo ăn thịt hổ”: 9 kiểu người tưởng ngốc nghếch nhưng lại là người thông minh nhất!Từ thời xa xưa, con người đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ cuộc sống hàng ngày, lưu lại cho các thế hệ sau rất nhiều lễ nghi và phương thức sinh hoạt. Đó là kết tinh giữa trí tuệ cùng với kinh nghiệm sống vô cùng phong phú trong cuộc sống hàng ngày. Những quy tắc này hiện diện trong mọi khía cạnh cuộc sống, nhiều khi có thể sẽ mang đến cảm giác ràng buộc. Thế nhưng thực tế, đó là những lời răn dạy quý báu, giúp chúng ta học được điều hay lẽ phải, có cho mình những phép tắc xã giao quan trọng. Trong đó, câu nói “Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân” cũng là một lời nhắc nhở đơn giản nhưng sâu sắc.
Những quy tắc và lễ nghi khi dùng đũa của người xưa
Được biết, những đôi đũa - dụng cụ không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày - có nguồn gốc từ các triều đại nhà Thương và nhà Chu, từ hơn 3.000 năm trước. Vì có nguồn gốc lâu đời nên những quy tắc và lễ nghi khi sử dụng đũa cũng rất nhiều.
Thứ nhất, không cắm đũa vào bát cơm
Khi còn nhỏ ắt hẳn nhiều người trong chúng ta có thói quen cắm đũa vào bát cơm. Mỗi lần như thế, chắc chắn bố mẹ hoặc ông bà sẽ khiển trách. Thực tế, theo như quan niệm từ thời cổ đại, chỉ có cơm cúng tổ tiên thì mới cắm đũa như thế. Cho đến tận ngày nay, quy tắc này vẫn còn phổ biến và trở thành một điều kiêng kỵ mà mọi người không nên phạm phải.
Thứ hai, không dùng đũa để gõ bát
Mỗi khi ăn cơm, người xưa quan niệm không thể dùng đũa mà tùy tiện gõ vào miệng bát. Hành động này có thể khiến cho người xung quanh cảm thấy khó chịu và phản cảm. Nguyên nhân bắt nguồn từ hiện thực thời xa xưa, những người ăn mày khi đi xin ăn thường gõ vào bát của mình để những người xung quanh chú ý và cho họ tiền. Xã hội ngày nay cuộc sống đã no đủ hơn, số lượng người ăn xin cũng ngày càng ít đi nhưng mọi người vẫn kiêng kỵ gõ vào bát như thế bởi hành động này không mang ý nghĩa tốt đẹp.
Chú ý màu sắc của đôi đũa
Những đôi đũa cũng có màu sắc khá đa dạng. Đặc biệt, mỗi khi sử dụng những đôi đũa màu đỏ và màu trắng thì càng cần phải lưu ý. Nếu như trong gia đình có tang lễ thì nên dùng đũa màu trắng, còn nếu gia đình có hỉ thì dùng đũa màu đỏ, không nên sử dụng lẫn lộn, tránh mang điềm xấu đến cho gia đình.
Phong thái thể hiện sự tu dưỡng
Những người xưa còn rất coi trọng quy củ và phép tắc. Họ cho rằng phép tắc chính là giáo dưỡng. Một người có giáo dưỡng tốt hay không sẽ được thể hiện thông qua hành động, cử chỉ và những lời nói hàng ngày. Một người sở hữu tu dưỡng tốt đẹp sẽ nhận được thiện cảm và sự tôn trọng của người khác.
Đứng như cây thông, nằm như cung, ngồi như chuông, đi như gió
Đứng đúng tư thế của đứng, ngồi cũng có tư thế chuẩn mực của ngồi, đây chính là hình tượng tốt nhất về vẻ bề ngoài của mỗi người. Thông thường, trước khi các binh sĩ nhập ngũ vài ngày, việc đầu tiên mà họ được huấn luyện chính là tư thế quân sự. Đây chính là yếu tố đầu tiên giúp họ giữ vững và duy trì hình tượng.
Mỗi khi đi đứng cần phải thẳng lưng thẳng cổ, trang nghiêm. Ngồi phải theo tư thế chuẩn mực, đi lại cần nhẹ nhàng... Chỉ như thế, người khác mới yêu mến và coi trọng bạn. Còn nếu một người đi đứng ưỡn ẹo, cách hàng xử và phong thái không được chuẩn mực sẽ bị người khác phán xét và coi thường.
Ngồi không được rung đùi
Người xưa có câu nói rằng “Đàn ông rung đùi thì nghèo, đàn bà rung đùi thì hèn”. Nếu như ai đó có thói quen rung đùi, nhất định cần phải thay đổi ngay lập tức. Nguyên nhân bởi, hành động này chính là sự thể hiện của sự xuề xòa và thiếu tôn trọng người khác. Đáng chú ý, hình tượng rung đùi không chỉ ảnh hưởng đến hình tượng của bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến vận mệnh. Một khi hợp tác làm ăn với một ai đó, nếu như bạn cứ ngồi rung đùi cũng sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu, mất thiện cảm. Họ sẽ đánh giá và cho rằng một người như bạn không xứng đáng để tin tưởng và làm ăn lâu dài.
Tôn trọng người già và yêu thương trẻ nhỏ
"Kính già, yêu trẻ" là một đức tính truyền thống vô cùng tốt đẹp mà thế hệ sau cần phải ghi nhớ, từ đó hiểu được cách yêu thương và tôn trọng những người xung quanh. Một khi đối mặt với trưởng bối và người lớn tuổi, không dùng tay để chỉ trỏ, đặc biệt là ngón út bởi đây là hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng và không có giáo dưỡng. Không đối đãi họ theo kiểu bằng vai phải lứa, không gọi thẳng tên, không xưng hô không đúng mực bởi đây là hành động mất lịch sự.
Khi ăn uống không được ngồi lung tung mà phải có trật tự trên dưới, khi người lớn tuổi ngồi trước thì những người nhỏ tuổi mới được đụng đũa và bắt đầu dùng cơm.
Những lưu ý quan trọng khi tiếp khách
Tiếp khách cũng là hành động quan trọng thể hiện cách đối nhân xử thế của mỗi người. Khi ăn thì nên để khách ăn trước, khi ăn thì không thể lật đi lật lại thức ăn, đợi cho khách ăn xong trước mới bắt đầu dừng bữa... Mỗi khi có khách không được quét nhà, điều đó là hành động thô lỗ và khơi dậy sự phản cảm của khách, cũng không mắng con khi có khách bởi đây là hành vi thiếu tôn trọng.