Cổ nhân dạy "Không điếc không mù, khó lòng dùng người": Thấm được sẽ mang đến cuộc sống an yên
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy "Cuộc đời như một ván cờ": 20 tuổi giống quân Xe, 40 tuổi giống quân Tốt, 60 tuổi giống quân Tượng, tưởng dễ nhưng không phải ai cũng hiểuCổ nhân dạy “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”: Tại sao lại khẳng định như thế?Cổ nhân dạy “45 độ làm người, 90 độ làm việc, 180 độ xử thế”: Tại sao lại khẳng định như thế?Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn được biết đến là một trong những quốc gia có nền văn minh, văn hóa lâu đời bậc nhất thế giới. Nơi đây là cái nôi sản sinh ra nhiều nhà hiền triết nổi tiếng, để lại cho hậu thế nhiều bài học quý giá về cách đối nhân xử thế. Theo như lời răn dạy của các bậc hiền nhân thông thái, đời người nếu như muốn sống an yên và hạnh phúc, mọi sự đều như ý mình, cần phải khắc cốt ghi tâm bốn lời dạy quan trọng này. Nếu không, cuộc đời sẽ mãi lận đận và không thể làm nên đại sự.
Không có quả dưa nào tròn, cũng không có ai là hoàn hảo
Mỗi con người trong cuộc sống này được ví như "quả dưa". Trên đời này làm gì có quả dưa nào tròn, điều này cũng giống như việc con người không có ai là hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Mỗi người là một sợi dây và chúng ta liên kết với nhau thông qua việc bù đắp những thiếu sót cho nhau. Vì thế, dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng phải biết linh hoạt, đừng quá cố chấp theo đuổi sự hoàn mỹ nếu không sẽ hại nhiều hơn lợi.
Nếu như có một điểm đen trên tờ giấy trắng, hầu hết mọi người sẽ có xu hướng nhìn vào điểm đen mà quên mất phần trắng rộng lớn ở bên ngoài. Rõ ràng phần trắng chiếm đại đa số, tại sao mọi người lại chỉ nhìn vào những chấm đen? Nguyên nhân bởi, chúng ta thường quan tâm quá mức đến sự không hoàn hảo.
Chỉ khi chúng ta nhận thức rằng, con người chúng ta không phải là bậc thánh hiền nên cũng cần phải có những lúc thất bại và phạm nhiều lỗi lầm; chỉ khi đó chúng ta mới có được cuộc sống bình yên, mọi sự như ý muốn.
Trời không tự nói mình cao, đất không tự nói mình dày
Ý nghĩa của câu này đó là, người xưa muốn khuyên chúng ta nên là một người khiêm tốn. Dù khi bản thân đã có được những kỹ năng hơn người, giỏi giang thế nào đi chăng nữa thì cũng nên làm mọi việc theo tâm thế của một kẻ đang học hỏi những người tài giỏi xung quanh. Nếu đạt được một ít thành tựu nhỏ mà đã tự cao, tự mãn, khoe khoang khoác lác thì sẽ rất dễ bị người khác coi thường.
Những người khôn ngoan thật sự sẽ biết cách sống khiêm nhường, thay vì nói nhiều họ sẽ dùng hành động để chứng minh. Nếu là vàng thật, bạn chẳng cần thể hiện nhiều vẫn trở nên lấp lánh. Ngược lại, nếu như càng sống khoe khoang thì lại càng khiến mình bị mất điểm trong mắt mọi người.
Không điếc không mù, khó lòng dùng người
Ít ai biết rằng, đây chính là câu nói vô cùng nổi tiếng trong quan niệm dùng người của hoàng đế Càn Long của triều nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Câu này hiểu đơn giản là: Có một số điều không phải cứ thực hiện theo quy định là được. Nếu như muốn làm quan cao chức lớn, nhiều khi phải giả điếc giả mù coi như không biết gì cả. Muốn dùng người tài càng phải biết khoan dung với những khuyết điểm của họ.
Sống trên đời, không phải lúc nào cũng nhất thiết phải đặt nặng những điều bản thân đang làm và đã làm; nếu không bạn sẽ cảm thấy vô cùng áp lực và mệt mỏi. Do đó, để giải quyết êm xuôi một số việc nhất định, chúng ta cần phải học cách khéo léo và linh hoạt làm việc. Nhiều khi, chính sự thờ ơ đúng lúc lại khiến chúng ta dễ dàng giải quyết được vấn đề.
THAM KHẢO THÊM:
- 1000+ Mẫu ảnh nhà cấp 4 đẹp: [HOT 2022] được lấy từ thực tế
- Mua bán Đất Huyện Đan Phượng, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Nhà riêng Huyện Đông Anh, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Đất Huyện Đông Anh, Hà Nội mới nhất
Nhà nghèo đừng tới lui nhà họ hàng giàu có và khinh người
Khi gia cảnh nhà bạn nghèo khó và vất vả, tốt nhất không nên đến thăm những nhà họ hàng giàu có một cách quá thường xuyên. Nếu như có dịp gì đó, bạn chỉ nên đến một lát rồi thôi, đừng nên tới lui quá nhiều. Nguyên nhân bởi, những người này có thể có tâm lý đề phòng và nghĩ rằng, việc chúng ta tới lui thường xuyên gia đình họ là để nhờ vả một điều gì đó. Chính vì thế, chúng ta có thể bị họ coi thường, thậm chí là xúc phạm và không được tôn trọng. Vì thế, thay vì dành thời gian để đến nhà người khác quá nhiều, bạn nên nỗ lực cố gắng để giải quyết các vấn đề của mình, tích lũy của cải để trở nên giàu có, khiến mọi người phải tôn trọng và nể phục.
Tất nhiên, câu nói này không có nghĩa là phải giữ tình cảm anh em họ hàng xa cách vì khoảng cách giàu nghèo, nó chỉ muốn nhắn nhủ bạn sống sao cho đúng, đối nhân xử thế sao cho phù hợp, tránh xảy ra những sai lầm không đáng có.
Có thể khẳng định rằng, những câu nói của cổ nhân luôn mang đến những ý nghĩa sâu xa, chứa đựng nét triết lý và thông tuệ bởi nó đa phần được đúc kết từ những kinh nghiệm đúng đắn trong cuộc sống thực tế. Những câu nói này được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành kho báu giá trị của mọi người. Chính vì thế, trải qua hàng nghìn năm, những lời dạy của cổ nhân vẫn còn tồn tại và được mọi người áp dụng, coi là kim chỉ nam trong cuộc sống này. Do đó, nếu muốn cuộc sống suôn sẻ, vui vẻ và hạnh phúc, mỗi người chúng ta cần phải thấu hiểu và thực hiện đúng 4 lời răn dạy ở trên.