Cổ nhân dạy “Đời người cần có 5 bận, 1 nhàn”: Triết lý sống sâu xa không phải ai cũng hiểu
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi”: Muốn thành công phải hiểu được điều nàyCổ nhân dạy “Nước trong quá thì không có cá”: Vế sau mới cốt yếu nhưng ít người biết tớiCổ nhân dạy “Đàn ông tóc tốt không lập xuân, đàn bà béo tốt không soi đèn”: Thuật xem người giờ còn chính xác?Cuộc sống vô thường, năm tháng trôi qua như dòng thác xoáy lôi chúng ta đi. Con người cũng vì thế mà không thể không tiến về phía trước. Vậy, làm thế nào để chúng ta không bỏ lỡ cảnh xuân tươi đẹp, sống không uổng phí một đời?
Qua bao biến cố cuộc đời, chứng kiến bao đổi thay của thế sự, bạn sẽ hiểu rằng trạng thái tốt nhất của con người là có “5 bận, 1 nhàn”. “Năm ngày bận rộn, một ngày rảnh rỗi”, chỉ khi làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, chúng ta mới có thể trải nghiệm vẻ đẹp của cuộc sống.
Đôi chân cần bận rộn để đi qua núi cao và sông sâu
Dù học hành hay du lịch, thể xác và tâm hồn đều phải đồng hành cùng nhau. Du ngoạn qua núi non mới có thể có được một tâm hồn khoáng đạt, tự tại. Phong cảnh có thể tu luyện khí chất của một người.
Cổ nhân Trung Hoa có câu: Khi giàu lo cho thiên hạ, khi nghèo lo cho bản thân. Đời người không thể tránh khỏi những lúc thất vọng. Có người ở chốn quan trường lui về đọc sách, có người sống ở hiện thực nhưng vẫn cảm thấy buồn khổ. Ai cũng cần được động viên, an ủi.
Tào Nguyên Minh có nói: “Hãy hái hoa cúc dưới hàng rào phía đông, sẽ thấy được núi Nam Sơn”. Khi con người ở nơi sơn thủy hữu tình sẽ quên đi những muộn phiền, lo toan của cuộc đời. Họ sẽ chỉ đặt hết tâm thái để tận hưởng món quà của thiên nhiên với một tâm hồn thanh thản.
Vì thế, nếu có thời gian, hãy ra ngoài ngắm cảnh, du ngoạn núi sông. Nhìn nụ hoa đang vươn mình khoe sắc, nhìn những mầm cỏ xanh mướt mát đang mọc lên, những chú chim đang tung cánh giữa trời rộng, nhìn cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống sẽ giúp tâm hồn và thể xác như hòa vào làm một, từng chút đan xen vào nhau để cảm thụ sự kỳ diệu của sinh mệnh.
Hãy nhìn vào những dấu cổ tích xưa, nhìn vào lớp sơn đỏ lốm đốm để thấy cả một thời kỳ huy hoàng đang ẩn chứa bên trong. Tâm trí khi đó sẽ thoát khỏi những bộn bề công việc, những rắc rối lo toan của cuộc sống thường ngày. Dùng bước chân để đo núi sống, dùng gió mát để xoa dịu tâm hồn. Chỉ khi hòa mình vào thiên nhiên, con người mới có thể tìm thấy sự bình yên và tĩnh lặng.
Tay cần phải bận rộn để làm việc chăm chỉ
Trí tuệ đến từ tâm trí là thứ hai, nhưng trí tuệ đến từ thành công lại là thứ nhất. Giữa thực tế và lý thuyết là một khoảng cách vô cùng lớn. Dù sự thật có rõ ràng và đơn giản như thế nào đi chăng nữa, nếu bạn không làm thì đó mãi mãi là một câu đố không lời giải đáp đối với bạn.
Tương tự, nếu một người thợ rèn làm việc mà không có kế hoạch chính xác, chỉ biết đâm đầu vào làm, không có khuôn mẫu hay kế hoạch cụ thể nhưng theo giời gian, họ vẫn rèn cho mình các kỹ năng trở nên điêu luyện. Vương Dương Minh từng nói rằng: “Có sự thống nhất giữa tri thức và hành động. Chỉ khi hành động liên tục thì kiến thức cũng sẽ được điều chỉnh liên tục”.
Còn Tăng Quốc Phiên cũng khẳng định rằng: “Có hai căn bệnh lớn nhất ở đời, đó là sự lười biếng và kiêu ngạo. Những người thông minh thường thua ở sự kiêu ngạo, những người ngu ngốc thường thua ở sự siêng năng”.
Có thể thấy, siêng năng và rèn luyện có thể giúp một người bù đắp các khuyết điểm của mình. Những nỗ lực cũng có thể bù đắp cho những khiếm khuyết bẩm sinh. Muốn thành công, trước hết phải hành động. Phải khi trải qua sai lầm mới biết rút kinh nghiệm, biết sửa sai để bước đến thành công.
Ở đời, gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Hãy trồng một hạt kê vào mùa xuân để mua thu có thể thu hoạch được một vạn hạt. Nếu sống lười biếng, chỉ biết há miệng chờ sung, một là bản thân sẽ bị lừa, hai sẽ chỉ lãng phí thời gian. Tại sao không thừa dịp xuân sắc, khi ánh mặt trời còn chói chang mà hành động?
Làm việc gì cũng cần phải chăm chỉ, nỗ lực, lên kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Đừng đắn đo hay lo sợ thất bại, chỉ cần chăm chỉ và nỗ lực, bạn ắt hẳn sẽ được đền đáp xứng đáng. Chẳng có nỗ lực nào là lãng phí trong cuộc đời này cả. Dẫu có đi sai đường, đó cũng là một bài học quý giá cho bản thân. Nếu cứ nhìn trước ngó sau, thận trọng không dám bước, bạn sẽ mãi mãi là kẻ thất bại.
Mắt cần tinh tường để quan sát
Cổ nhân có câu “Phật tại tâm trung”. Thế giới nội tâm của một người được thể hiện ít nhiều qua vẻ bề ngoài cũng như khí chất của người đó.
Có một câu chuyện xưa như sau.
Một ngày nọ, có ba người phụ ta đến bái kiến Tăng Quốc Phiên. Người thứ nhất với thái độ ngoan ngoãn, cụp mắt, kiềm chế và thận trọng nên Tăng Quốc Phiên đánh giá anh ta làm văn thư. Người thứ hai hùng hồn, khi nói mắt đảo quanh có vẻ tinh quái nên được đánh giá là người xảo quyệt. Người thứ ba khí chất hiên ngang, ánh mắt nghiêm nghị, giọng nói như chuông đồng, khí chất bất phàm. Tăng Quốc Phiên đoán người này tương lai thành tướng soái. Quả nhiên, đó chính là La Trạch Nam, tương lai đã lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Việc quan sát và đánh giá con người qua vẻ bề ngoài không phải không có cơ sở. Đây chính là khả năng trực giác chính xác thông qua việc giao tiếp giữa các cá nhân. Thế giới này thiếu gì cảnh đẹp, chỉ là thiếu đi đôi mắt đẹp để chiêm ngưỡng những điều đó mà thôi.
Nếu đánh giá cao lòng hảo tâm của người khác, điều này sẽ mở rộng trái tim của chúng ta; đánh giá cao lòng tốt của người khác sẽ thanh lọc trái tim của mình. Bớt chỉ trích, tin tưởng nhiều hơn; nhiệt tình hơn, bớt thờ ơ; ngưỡng mộ nhiều hơn, ít khinh thường hơn. Đánh giá cao người khác sẽ khiến cuộc sống chúng ta phong phú hơn.
Tai cần bận rộn để lắng nghe với tâm hồn cởi mở
Định lý Steiner khẳng định: Ở đâu nói ít hơn, ở đó được nghe nhiều hơn. Thế giới không thiếu gì những cái miệng biết nói nhưng lại thiếu đi đôi tai biết lắng nghe. Sống ở đời, hãy học cách lắng nghe ý kiến của người khác, bỏ bớt tính kiêu ngạo, khiêm tốn lắng nghe và chấp nhận lời chỉ trích của người khác. Ai cũng có khuyết điểm của riêng mình, mọi lời chỉ trích của người khác đều là bước đệm để bạn có thể tiến lên phía trước.
Theo Khổng Tử, nếu một người bạn không dám đưa ra ý kiến, không dám phê bình thì không phải là một người bạn tốt. Đồng thời, những người không lắng nghe ý kiến của người khác thì cũng không thể tiến xa. Hãy lắng nghe nỗi cô đơn trong cuộc đời mỗi người; ai cũng có những tâm sự riêng, những nỗi niềm riêng, mong muốn được chia sẻ, được trò chuyện. Một người bạn biết lắng nghe là một người bạn tốt; lắng nghe là sự hỗ trợ tốt nhất.
Nước tốt cho vạn vật mà không tranh giành. Những người giỏi lắng nghe sẽ đáng tin cậy hơn so với những người giỏi bày tỏ. Căn bệnh lớn nhất của đời người là sự kiêu ngạo và lười biếng. Một trong những dấu hiệu của tính kiêu ngạo là không chịu lắng nghe. Những người này cho rằng, bản thân họ là đúng và những người khác phải lắng nghe ý kiến của họ.
Nếu cứ kiêu ngạo như vậy, những người này sớm muộn cũng sẽ gặp rắc rối. Sống ở đời, hãy nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn. Lắng nghe ý kiến của mọi người nhiều hơn, tiếp thu ý kiến của mọi người nhiều hơn. Chỉ như thế, con người mới có thể tránh được những điều bất hạnh, sống an toàn, vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Đầu não cần bận rộn để suy xét mọi việc một cách thấu đáo
Hỏi sông kia vì sao tinh khiết, rằng có nước thượng nguồn chảy mãi không dừng. Dù có bao nhiêu tuổi đi chăng nữa, con người cũng không thể dừng việc suy nghĩ. Nếu nước kia không chảy sẽ không thể trong sạch, con người sống không suy nghĩ, trí óc sẽ trở nên hạn hẹp, khô khan.
Sống và học hỏi sẽ giúp tâm trí chúng ta được làm mới mỗi ngày. Nếu suy nghĩ trì trệ, cuộc sống sẽ mất đi những khả năng mới, tương lai cũng sẽ mất đi. Nếu tồn tại khả năng tư duy và sáng tạo lớn, hãy phá bỏ rào cản nhận thức của bạn thân để có thể tiến xa hơn, bay cao hơn trên bầu trời này.
Nhìn vào nội tâm chính là cách tốt nhất để hoàn thiện bản thân. Sống hãy hướng vào nội tâm, kẻ biết người biết mình là người khôn ngoan, sáng suốt. Tăng Quốc Phiên thường có thói quen ghi nhật ký. Ông luôn phân tích cẩn thận những điều có được và mất đi trong công việc, từ đó làm nền tảng để hoàn thiện mình.
Một nhàn: Trái tim cần được tự do
Bận rộn có giá trị của bận rộn, an nhà cũng có ý nghĩa của an nhàn. Nếu quá bận rộn, con người sẽ dần đánh mất tinh thần và thậm chí là đánh mất chính mình. Thân thể có thể bận rộn nhưng tâm trí cần phải nhàn rỗi.
Khi tâm trí an nhàn để ngắm hoa toàn hoa nở, bạn mới có thể làm được những điều to lớn. Thời xưa kia, khi Tô Thức còn đảm nhiệm chức Thái thú ở Hàng Châu, những lúc nhàn rỗi, ông thích ở trên núi cao, uống rượu, ngâm thơ và ngắm cảnh núi non, sau đó tìm một nơi bóng mát để ngủ một giấc.
Chỉ khi tâm trí thanh thản, vô lo vô nghĩ thì mới có thể thoải mái làm việc mà không lo thành bại. Muốn thành công, tâm hồn phải ung dung, phóng khoáng giữa bộn bề lo toan của cuộc sống. Sự nhàn hạ trong tâm hồn chính là một khoảng không gian tự do của cuộc sống. Chính sự tồn tại này khiến cuộc sống nhàn nhã nhưng không luộm thuộm, bận rộn nhưng không hốt hoảng.
Giữa bộn bề cuộc sống, hãy giữ trái tim mình, lắng nghe và bảo vệ trái tim. Đừng mãi đắm chìm trong quá khứ, cũng đừng sợ hãi tương lai. Hãy nắm bắt từng thời khắc của hiện tại để cuộc sống của bạn trở nên rực rỡ.