Cổ nhân dạy “Nước trong quá thì không có cá”: Vế sau mới cốt yếu nhưng ít người biết tới
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đàn bà cúi đầu, đàn ông lộ ngực, cả đời phú quý sang giàu”: Tại sao khẳng định như vậy?Cổ nhân dạy “3 lễ không theo, 3 tiền không vay”: Kiến thức uyên thâm của người xưa mấy ai hiểu đượcCổ nhân dạy “Nam sợ mày thưa, nữ sợ mũi cong”: Ý nghĩa thật sự là gì?Những câu nói, thành ngữ tục ngữ của người xưa là món quà vô giá của cuộc sống được truyền từ đời này sang đời người khác. Những câu nói của cổ nhân đều là những kinh nghiệm được đúc kết từ ngàn đời. Trong đó có những câu nói khiến hậu thế càng ngẫm nghĩ lại càng thấy sâu sắc và thấm thía.
Trong số những câu nói của người xưa được truyền lại đến ngày nay, chắc chắn không thể bỏ qua câu: “Nước trong quá thì không có cá”. Điều đáng nói, câu nói này có hai vế, vế trên chỉ là vế đầu tiên. Vế sau theo người xưa mới thực sự là điều cốt yếu. Vậy, vế sau của câu nói này là gì?
Thực tế, câu này đầy đủ là “Nước trong quá thì không có cá; Người xét nét quá thì hiếm ai chơi”. Câu nói là lời răn dạy giá trị về cách đối nhân xử thế cũng như những mối quan hệ giữa con người với nhau.
“Nước trong quá thì không có cá” có nghĩa là gì?
Thực tế, câu “Nước trong quá thì không có cá” là một câu thành ngữ quen thuộc. Nhiều khi, câu nói này còn được mọi người nói tắt, nói ngắn gọn là “nước trong, không cá”.
Vậy tại sao nước trong quá thì lại không có cá? Theo lý giải của các nhà sinh vật học, trong môi trường sống của cá không thể thiếu đi các yếu tố mà loài này phải dựa vào để duy trì sự sống, điển hình như các vi sinh vật. Nếu con người nuôi cá nhưng lại thích ngắm nhìn chúng trong làn nước trong vắt, điều này chẳng khác nào chúng ta đang phá hủy môi trường sống của chúng, khiến loài động vật này khó có thể sống sót.
Nguyên nhân bởi, nếu nước trong quá, trong sạch như pha lê thì sẽ thiếu đi những loài thực vật thủy sinh, tảo cùng với các chất khác. Môi trường sống như vậy không thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự tồn tại cũng như sinh sản của loài cá. Môi trường sống nhìn như có vẻ lý tưởng ấy lại khiến loài cá chết dần chết mòn vì không đủ điều kiện để tồn tại.
Có thể thấy, câu “Nước trong quá thì không có cá” tưởng chừng như là một câu thành ngữ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa những chân lý, triết lý nhất định. Đặc biệt, nửa câu sau là “Người xét nét quá thì hiếm ai chơi” còn có ý nghĩa sâu xa, thấm thía hơn.
Tại sao nói “Người xét nét quá thì hiếm ai chơi”?
Hiểu đơn giản, câu nói “Người xét nét quá thì hiếm ai chơi” có nghĩa là, người khó tính khó nết quá sẽ khiến cho mọi người xung quanh xa lánh. Không ai muốn gần gũi hay kết giao với những người như thế.
Sống trên đời chẳng ai là hoàn hảo cả, tuy nhiên, vẫn có những người luôn để ý, soi mói những khuyết điểm của người khác. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ đôi bên.
Tương tự như môi trường sống của cá, môi trường sống của con người cũng không nên yêu cầu quá cao hay quá khắt khe. Vì nếu nước trong quá thì sẽ không có cá sinh sống; con người nếu ở trong một môi trường quá khắt khe cũng không thể tồn tại lâu được.
Sống ở đời, đừng quá xét nét hay săm soi những điều nhỏ nhặt. Đừng lúc nào cũng chỉ nhìn chằm chằm người khác, hễ thấy người ta sai một chút là bắt lỗi, chỉ trích người ta. Sau đó lại áp đặt suy nghĩ của mình và muốn họ phải làm như thế này, như thế kia. Trong các mối quan hệ gia đình hay xã hội, đừng bắt ai đó không được phạm sai lầm hay mắc lỗi. Điều này sẽ khiến cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp ngày càng sợ hãi, ngại tiếp xúc với bạn. Cảm giác ngột ngạt quá lâu sẽ khiến họ xa lánh bạn.
Cũng giống như “Nước trong quá thì không có cá”, những người khó tính, hay xét nét và phán xét người khác thì dễ dàng kết thúc bằng việc không có bạn bè. Những người như vậy sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô độc, dần sẽ không có ai bên cạnh, sẻ chia hay giúp đỡ những khi cần thiết. Tính cách như vậy, ngay cả gia đình, người thân cũng không chịu nổi chứ đừng nói đến những người khác ở bên ngoài xã hội.
Trên thế giới này vốn “nhân vô thập toàn”, không ai trên đời là hoàn hảo. Ai cũng có những thiếu sót và khuyết điểm riêng. Đừng bắt bản thân phải làm tốt tất cả mọi thứ và đối với người khác cũng thế. Sống ở đời, hãy mở lòng bao dung với mọi người để trái tim có thể cảm nhận mọi thứ một cách trọn vẹn nhất. Chỉ khi biết cảm thông, sẻ chia với mọi người, cuộc sống của bạn mới cảm thấy thoải mái và tốt đẹp hơn. Chỉ khi nhìn đời với ánh mắt lạc quan, tích cực, bản thân nhìn đâu cũng sẽ thấy hi vọng và niềm tin.
Có thể thấy, câu nói “Nước trong quá thì không có cá; Người xét nét quá thì hiếm ai chơi” là lời răn dạy thấm thía của người xưa dành cho các thế hệ mai sau. Đến nay, câu nói này vẫn còn giữ nguyên được giá trị và làm kim chỉ nam để mọi người nằm lòng, noi theo.