Cổ nhân dạy “3 lễ không theo, 3 tiền không vay”: Kiến thức uyên thâm của người xưa mấy ai hiểu được
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Nam sợ mày thưa, nữ sợ mũi cong”: Ý nghĩa thật sự là gì?Cổ nhân dạy “3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không đụng”: Ẩn chứa triết lý nhân sinhCổ nhân dạy “Đừng hứa khi vui, đừng tranh khi giận, đừng than khi buồn”: Bí quyết đối nhân xử thế mấy ai làm đượcTrẻ con vốn hồn nhiên, vô tư, luôn mong muốn mình sẽ sớm trưởng thành để có thể làm nhiều việc lớn. Đến khi trưởng thành, chúng ta nhận ra thế giới này có quá nhiều điều phức tạp, nhiều khó khăn phải đối mặt và giải quyết. Đặc biệt, điều quan trọng nhất khi trưởng thành chính là mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Đây chính là những trải nghiệm quan trọng, là điều tất yếu để duy trì cuộc sống.
Quá trình giao tiếp vốn có rất nhiều cách thức. Trong đó, lễ là một phần quan trọng của cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được lễ nghĩa cuộc đời. Khi nói về cách đối nhân xử thế, cổ nhân có câu rằng: “3 lễ không theo, 3 tiền không vay”. Câu nói này mang ý muốn răn dạy chúng ta phải tuân theo lễ nghĩa, đối xử đúng mực để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Vậy, “3 lễ không theo, 3 tiền không vay” có ý nghĩa gì?
3 lễ không theo
Người xưa vốn rất coi trọng lễ nghi phép tắc. Họ quan niệm, làm người phải biết lễ nghĩa. Tuy nhiên, không phải lễ nào cũng theo, khi gặp 3 kiểu phép tắc này thì không nên giao du, bởi nó không cần thiết và không có giá trị.
Thứ nhất là đi ăn tiệc mà không được mời. Đi như vậy vừa lãng phí tiền bạc lại không được người khác tôn trọng và đánh giá cao. Ví dụ như khi tổ chức đám cưới, những người chúng ta mời là người có vị thế quan trọng nhất định trong lòng. Tuy nhiên, cũng có những người chúng ta không muốn mời. Nếu họ tới mà không được mời, căn bản trong lòng ta cũng cảm thấy xấu hổ và khó xử.
Khi hoán đổi vị trí, nếu không được mời thì tốt nhất không nên đi. Nếu cứ cố tỏ ra vẻ lịch sự chỉ khiến hai bên khó xử. Sống ở đời, ai cũng có lòng tự trọng; mối quan hệ nào cũng cần phải dành cho nhau một vị trí nhất định. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng thể có được những đoạn tình cảm đẹp đẽ. Vì thế, chúng ta cũng không cần phải phí công vô ích cho những người như vậy.
Thứ hai là tổ chức các loại tiệc tùng với mục đích… nhận tiền mừng. Có những người kỳ lạ, không có dịp gì cũng tổ chức ăn uống, tiệc tùng để mời mọi người tới để tặng quà, tiền bạc cho mình. Có thể 1-2 lần đầu, người ta không bận tâm hoặc không nghĩ nhiều tới điều này, nhưng cứ lặp đi lặp lại như thế sẽ khiến người khác cảm thấy phản cảm, không muốn kết bạn và giao du với người như thế. Ví dụ như tiệc cưới, tân gia, mừng thọ, ma chay… được mời thì chúng ta nhất định phải tham dự và tuân theo lễ nghĩa. Còn lại, chúng ta có thể hoàn toàn từ chối hoặc không nên tổ chức nhận quà với những mục đích khác. Nếu gặp những người thích tổ chức tiệc tùng với mục đích khác chúng ta cũng không nên kết thân.
Thứ ba, người chỉ biết nhận lễ mà không biết đáp lại. Nhiều khi, việc tặng quà là một cách trao đổi lịch sự. Mục đích của việc này là gắn kết tình cảm của mọi người. Trong xã hội hiện đại, con người quá bận rộn với gia đình riêng, công việc riêng nên không có thời gian giao tiếp. Do đó, được quây quần bên nhau trong một bữa tiệc như vậy là một điều hạnh phúc đối với mọi người.
Thế nhưng, nên cẩn thận một số đối tượng. Họ chỉ biết mời mọc khắp nơi, nhưng khi nhận được thiệp mời của người khác lại lấy đủ lý do để từ chối. Những người như thế không cần phải giao lưu, cũng không phải trọng lễ nghĩa với họ.
3 tiền không vay
Nhiều người thường khuyên rằng, mỗi người cần phải giữ được trái tim nóng và cái đầu lạnh. Đặc biệt, trong vấn đề tiền bạc chúng ta không nên lãng phí một cách vô ích. Người xưa có câu rằng “3 tiền không vay”, ý chỉ chuyện tiền bạc không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhiều khi chúng ta rơi vào tình cảnh khó khăn, thiếu thốn và buộc phải đi vay mượn. Và tất nhiên, cũng có những lúc có người tìm chúng ta để vay tiền. Tuy nhiên, quan trọng là phải thật tỉnh táo, dù lý do nào đi chăng nữa cũng không cho vay tiền trong 3 trường hợp dưới đây.
Thứ nhất là những người không đáng tin cậy. Những người như thế thường sống trong lừa lọc, dối trá. Nếu cho những người này vay tiền, họ có thể biến mất như chưa từng xuất hiện hoặc không thừa nhận việc vay tiền của bạn. Những người này sống không có trách nhiệm, vì thế không nên cho họ vay tiền kẻo “tiền mất tật mang”.
Thứ hai là những người lười biếng. Những người này thường có suy nghĩ tiêu cực, sống không có mục tiêu, không có động lực. Đối với họ, lúc nào cũng chẳng có việc gì để làm và cảm thấy vô cùng nhàn rỗi. Họ sống ỷ lại vào người khác, nếu cho họ vay tiền thì coi như mất của, khó mà đòi được bởi họ không có khả năng mà trả nợ.
Cuối cùng là những người có thói hư tật xấu như cờ bạc, rượu chè, hút chích, trộm cắp… Cho những người này vay tiền chẳng khác gì đang làm hại họ. Những người này không có sự kiên trì và mục tiêu kiếm tiền thì lấy đâu ra mà trả nợ? Chưa kể, những đối tượng này còn khá nguy hiểm, tốt nhất bạn nên tránh xa.
Có thể nói, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn là việc nên làm. Tuy nhiên, việc liên quan đến tiền bạc thì chưa chắc. Nếu cho những kiểu người này vay tiền, khả năng cao bạn sẽ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.