Cổ nhân dạy “3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không đụng”: Ẩn chứa triết lý nhân sinh
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đừng hứa khi vui, đừng tranh khi giận, đừng than khi buồn”: Bí quyết đối nhân xử thế mấy ai làm đượcCổ nhân dạy “Đàn ông sợ gà, đàn bà sợ cừu”: Tại sao khẳng định như vậy?Cổ nhân dạy “Trà bảy, cơm tám, rượu mười”: Quy tắc sống sau 30 tuổi nhất định phải nhớNhững câu nói của người xưa thường được đúc kết từ những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những câu nói mộc mạc, đơn giản, dễ hiểu, không chỉ chứa đựng triết lý mà còn mang tới cho con người nhiều bài học giá trị.
Những câu nói này là biểu hiện trí tuệ của nhân dân lao động và là cách kế thừa của lịch sử. Trong số những câu nói của cổ nhân phải kể tới câu “3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không đụng”. Câu nói này hiện nay vẫn còn được nhiều người lưu truyền, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Dù nhiều người bây giờ không còn đồng tình với câu nói này nhưng nội dung của nó vẫn đáng để tham khảo.
Vậy “3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không đụng” có nghĩa là gì?
“3 không hỏi”
Thứ nhất là không hỏi những việc không liên quan. Có những việc không liên quan đến mình thì tốt nhất không nên hỏi người khác. Nếu không, bạn không chỉ gây rắc rối cho bản thân mà còn khiến người khác cảm thấy phiền toái. Những điều không nên hỏi là hỏi tuổi - điều này được cho là hành vi thô lỗ với những người lớn tuổi, đồng thời là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Đặc biệt, có một số người cao tuổi họ rất kiêng kỵ về tuổi tác, không thích bị người khác bàn tán, nói quá nhiều về vấn đề này.
Thứ hai, không hỏi chuyện nhà người khác. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, gia đình là nơi riêng tư của mỗi người, không ai thích người khác hỏi quá nhiều về chuyện nhà mình và cũng đừng dại dột mà đi “vạch áo cho người xem lưng”. Cuộc sống không biết đâu được chữ ngờ, những người tưởng là thân thiết nhất lại là người nguy hiểm nhất, vì thế đừng kể lể hết mọi chuyện cho người khác nghe.
Với những gia đình có cuộc sống không được như ý, chẳng ai muốn nói chuyện này ra với người ngoài. Hơn nữa, nhiều người hiện nay thích hỏi về khuyết điểm, chuyện buồn của người khác; không phải họ quan tâm và muốn giúp đỡ giải quyết vấn đề; đơn giản là họ muốn tìm kiếm cảm giác vượt trội hơn người mà thôi. Vì thế, khi đối diện với người khác, chúng ta nên chú ý lời ăn tiếng nói, tránh để người khác tổn thương.
Thứ ba, không hỏi thông tin cá nhân của người khác. Nhiều người khi mới gặp nhau đã hỏi xem người ta sống ở đâu, làm gì, lương tháng bao nhiêu… Những câu hỏi này sẽ khiến mọi người cảm thấy không thoải mái cả về vật chất lẫn tinh thần, khiến họ cảm giác như bản thân đang bị thẩm vấn.
Vì thế, trong cuộc sống này, dù người khác có làm gì, sống ở đâu, kiếm bao nhiêu tiền thì cũng không liên quan gì đến cuộc sống của mình. Nếu suy nghĩ một cách cẩn thận, khi một người lạ hỏi bạn những câu hỏi này, liệu bạn có cảm thấy thoải mái hay không. Do đó, khi kết giao bạn bè, đừng vội vàng dò hỏi thông tin cá nhân của người khác.
“4 không ăn”
Đầu tiên là không ăn thịt chó. Ở quê hầu như nhà nào cũng nuôi chó. Đối với họ, chó là người bạn đồng hành trung thành nhất, có thể giúp họ canh giữ, trông coi nhà cửa. Do đó, người xưa ở nông thôn quan niệm ăn thịt chó là việc làm không phù hợp. Theo quan điểm mê tín, chó là loài vật gìn giữ sự an toàn cho ngôi nhà nên việc ăn thịt chó sẽ khiến ngôi nhà trở nên nguy hiểm, mất an toàn.
Thứ hai là không ăn thịt bò. Thời xưa, con bò là sức lao động chính dùng để cày cấy, canh tác ruộng đồng. Trong hoàn cảnh bình thường, người dân ở nông thôn sẽ không ăn thịt gia súc của mình.
Thứ ba là không ăn cá đối. Người ta tin rằng, cá đối là loài động vật có hiếu nhất. Khi con mẹ không tìm được thức ăn, con con sẽ chủ động để cho mẹ nuốt. Trong văn hóa truyền thống chú trọng đến “trăm việc thiện chữ hiếu đứng đầu”. Do đó, việc không ăn cá đối cũng có thể là do nguyên nhân này.
Thứ tư là không ăn thịt ngỗng. Ngỗng là loài vật chung thủy, sống theo chế độ một vợ một chồng. Nếu một trong hai con chết đi, con còn lại sẽ sống một mình cho tới cuối đời. Do đó, người xưa không ăn thịt ngỗng. Có thể thấy, câu nói “bốn không ăn” này cũng phản ánh một số nguyên tắc cần chú ý trong việc đối nhân xử thế, khuyên răn thế hệ mai sau phải chân thành, hiếu thảo và yêu thương.
“5 không đụng”
“5 không đụng” này có rất nhiều điều cần chú ý. Đầu tiên là thể hiện sự tôn trọng với người thợ mộc bằng cách không chạm vào rìu của họ. Thứ hai, không chạm vào kéo - dụng cụ chính của người thợ may để tránh ảnh hưởng đến công việc của họ. Thứ ba, không chạm vào dao cạo của người thợ cắt tóc để thể hiện sự tôn trọng nghề nghiệp của họ.
Thứ tư là không được đụng đến hành lý, đồ đạc riêng tư của người khác để tránh những hiểu lầm không đáng tiếc. Cuối cùng, không được chạm vào eo của góa phụ để tránh những hành vi phù phiếm và khó chịu cũng như miệng lưỡi của thế gian.
Nội dung của câu nói “3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không đụng” có vẻ vui nhộn, nhưng thực tế chúng lại rất đặc biệt và có ý nghĩa. Có thể nói: Không hỏi, không ăn, không sờ mó là những đức tính tốt đẹp của tổ tiên kết hợp với văn hóa cổ xưa. Đồng thời, đây cũng là những lời cảnh báo, răn dạy thế hệ mai sau về cuộc sống, biết cách gìn giữ và xây dựng nhân phẩm, luôn kiên trì và thành đạt, trở thành người lương thiện, nhân hậu, thấu hiểu người khác và tôn trọng mọi người.