Cổ nhân dạy “Trà bảy, cơm tám, rượu mười”: Quy tắc sống sau 30 tuổi nhất định phải nhớ
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú”: Ý nghĩa của câu nói này là gì?Cổ nhân dạy “Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới”: Ẩn chứa tinh hoa nghìn nămCổ nhân dạy “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”: Đến thời nay vẫn còn chính xácTừ xa xưa, con người đã chú trọng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Sau cả trăm năm, họ đã đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu, từ đó gửi gắm vào những câu nói, ca dao tục ngữ ngắn gọn, súc tích, đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa.
Trong số những câu nói của người xưa, điển hình phải kể tới câu “Trà bảy, cơm tám, rượu mười”. Câu nói này dù ngắn gọn nhưng lại đề cập đến 3 tình huống khác nhau trong cuộc sống. Đây cũng là lời dạy của cổ nhân về vấn đề hiếu khách, tiếp khách, làm sao cho vẹn cả đôi đường.
Với sự thay đổi của thời đại, nhiều câu nói đã dần rơi vào quên lãng, cũng có những câu nói mà nhiều người không còn hiểu hết được ý nghĩa. Tuy nhiên, những quy tắc “Trà bảy, cơm tám, rượu mười” thì mọi người nhất định phải nhớ, phải hiểu, đặc biệt khi đã đi qua ngưỡng tuổi 30 trong cuộc đời.
Tại sao nói “Trà bảy, cơm tám, rượu mười”?
Dù chỉ với 7 chữ ít ỏi nhưng câu nói “Trà bảy, cơm tám, rượu mười” lại đề cập tới 3 tình huống khác nhau, đáng để suy ngẫm. Thực tế, mỗi người có một cách tiếp khách, thái độ hiếu khách riêng và thể hiện khía cạnh riêng của bản thân mình.
Đầu tiên nói về vế “trà bảy” trong câu nói. Hầu hết khi khách đến chơi nhà, chủ nhà sẽ pha trà, chọn những loại trà thượng hạng, ngon nhất để pha và mời khách. Tuy nhiên, trà rót cho khách thì không nên rót đầy mà chỉ rót bảy phần mà thôi. Vì thế mà người ta gọi là “trà bảy”, chỉ sự đầy đủ, vừa vặn. Nguyên do là bởi vì từ xưa có câu nói rằng “trà đầy gian trá”. Vì thế khi rót trà thì không nên rót đầy. Rót đầy trà tức là không tôn trọng người khác.
Bên cạnh đó, nếu rót đầy trà thì không thể uống được. Hầu hết các chén trà đều rất nóng, một khi rót đầy thì không thể lấy tay cầm chén, nếu cầm có thể khiến khách bị bỏng tay, dẫn tới tình huống khó xử.
Ý nghĩa của “cơm tám” cũng tương tự như vế “trà bảy” ở phía trước. Một bát cơm nếu đơm đầy quá thì khi đưa lên miệng ăn sẽ chạm vào mũi. Theo người xưa, việc này rất thiếu tôn trọng khách. Vì thế, nếu bạn là khách mà đến nhà người khác thì cũng đừng ăn quá no hay nhận bát cơm quá đầy.
Ngoài ra, “rượu mười” thì lại khác với 2 vế trước. Câu này có nghĩa là, nếu khách đến nhà thì phải rót đầy rượu cho khách. Từ xưa, cổ nhân đã quan niệm khách đến nhà thì phải tôn trọng và tiếp đãi nhiệt tình. Rượu càng đầy sẽ càng thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với khách.
Điều này được cho là vô cùng quan trọng. Cho dù là bữa cơm gia đình, bữa tối công ty hay tiệc tùng, xã giao, bàn bạc công việc, nếu rót rượu không đầy và để một khách hàng hiểu biết về phép tắc thấy được, có thể cuộc đàm phán kinh doanh cũng dễ không thành.
Ba bước chào đón, bảy bước nhắn gửi
Bên cạnh câu nói “Trà bảy, cơm tám, rượu mười” thì để bày tỏ sự tôn trọng với khách, mọi người nhất định phải nhớ câu nói “Ba bước chào đón, bảy bước nhắn gửi”. Khi tiếp đón khách phải có đầu có cuối, nhiệt tình, chu đáo, chắc chắn bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng họ.
Ba bước chào khách đầu tiên đương nhiên là việc chào khách trước. Tất nhiên, từ “ba bước” trong câu nói không mang nghĩa cố định mà chỉ là một phép định lượng. Trước khi khách đến nhà, việc gia chủ ra ngoài chào hỏi sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách. Nếu khách mang hành lý, đồ đạc nặng hoặc cồng kềnh, có thể phụ giúp họ một tay sẽ càng thêm ghi điểm.
Còn “bảy bước tiễn khách” tức là, khi khách ra về không nên để khách tự ra cửa, ra cổng. Thay vào đó, gia chủ nên đưa khách ra ngoài, vừa đi vừa trò chuyện và tạm biệt với khách. Trong câu nói này, cụm từ “bảy bước” cũng mang ý nghĩa định lượng. Nên nhớ, hãy cố gắng đi xa hơn thời điểm chào một khoảng cách phù hợp nhất. Tất nhiên, đừng quên giúp khách thu dọn, sắp xếp hành lý rồi chuyển đồ khi nói lời chào tạm biệt, để làm sâu sắc thêm tình cảm của khách với mình, từ đó mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Quy tắc cần nhớ khi hỏi đường
Bên cạnh đó, cổ nhân còn nhắn nhủ mọi người những điều quan trọng khi hỏi đường. Muốn hỏi đường người khác cần phải giữ ngữ điệu nhẹ nhàng, từ tốn, không nên hỏi đường một cách ngạo mạn sẽ khiến người khác khó chịu, không muốn chỉ đường cho bạn.
Vì vậy khi hỏi đường phải chú ý đến phép xã giao, gặp người lớn tuổi thì gọi là chú, bác, gặp người trạc tuổi mình thì gọi là anh, chị sao cho phù hợp. Đừng coi thường việc xưng hô này, có thể vì thái độ khiêm tốn của bạn nên người ta mới chỉ đường cho bạn. Nhiều người chỉ như bèo nước gặp nhau nhưng lưu lại ấn tượng tốt trong mắt đối phương chưa bao giờ là thừa thãi.
Trên đây là một số “quy tắc ẩn” trong hiếu khách của dân gian cũng như một trong số ít những quy tắc đối nhân xử thế mà mọi người cần nhớ. Hãy sống sao để mọi người đều yêu mến, muốn gần gũi với bạn, xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp. Kiêu căng, ngạo mạn chỉ khiến bản thân bị ghét bỏ mà thôi.