Cổ nhân dạy “Không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú”: Ý nghĩa của câu nói này là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới”: Ẩn chứa tinh hoa nghìn nămCổ nhân dạy “Giàu không kết bạn, hoạn nạn chớ tìm người thân”: Đến thời nay vẫn còn chính xácCổ nhân dạy “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn”: Ngày nay còn hợp lý?Những câu nói của cổ nhân đều được đúc kết từ kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày. Sau đó, nó được thể hiện qua những câu nói, câu thành ngữ tục ngữ ngắn gọn, mộc mạc và dễ hiểu.
Trong số những câu nói của người xưa phải kể tới câu: “Không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú”. Vậy, ý nghĩa của câu nói này là gì? Tại sao người xưa lại nói như vậy?
Theo quan niệm người xưa, người chết sẽ trở thành ma. Theo khoa học hiện đại, ma chỉ là những điều hư cấu, nỗi sợ ma là những ảnh hưởng về mặt tâm lý. Các chuyên gia khẳng định, trên đời không có ma nên thực tế càng không có chuyện “ma khóc”. Vì thế, nếu bạn nghe thấy một số âm thanh tự nhiên hoặc những âm thanh không rõ, mới đầu bạn có thể bạn sẽ sợ, nhưng lâu dần sẽ quen và không có gì sợ hãi nữa. Nhưng tiếng chó hú thì khác. Đây là một mối đe dọa và nguy hiểm thực sự, không thể coi thường.
Nguyên nhân “chó hú” theo góc nhìn tâm linh, phong thủy
Chó được xem là biểu tượng linh thiêng theo góc nhìn tâm linh và phong thủy, gắn liền với các vị thần tối cao ở nhiều nền văn minh cổ xưa. Bên cạnh đó, chó được xem là một trong những sinh vật sở hữu giác quan nhạy bén và được cho là có khả năng nhìn thấy cũng như giao tiếp với những hiện tượng siêu nhiên.
Vì thế, tiếng tru của chó có thể chính là lời giao tiếp của loài động vật này tới những vật thể siêu hình. Đồng thời, nó cũng là tín hiệu cảnh báo con người trước những điều mà họ không thể nhìn thấy được. Để chứng minh cho điều này, người xưa đã phân tích như sau:
Thứ nhất, nếu như có người hay con vật nào đó đột nhập vào lãnh thổ của chó vào ban đêm, chúng sẽ sủa liên tục và rượt đuổi và tấn công ngay. Thứ hai, nếu như chúng chỉ đứng im, thủ thế và tru liên tục vào một góc tối, đây chính là sự cảnh báo về sự xuất hiện của một hiện tượng phi vật thể nào đó mà chúng không thể tấn công được.
“Chó hú” là điềm báo lành hay dữ?
Theo quan niệm của người xưa, tiếng chó hú vào ban đêm chính là điềm báo cho những điều chẳng lành tồn tại ở xung quanh chúng ta vào thời điểm đó. Đồng thời, đây cũng là điềm báo dữ cho một điều gì đó sắp xảy ra trong tương lai.
Chính vì vậy, cổ nhân có khuyên rằng, nếu nghe thấy tiếng chó tru vào ban đêm một cách liên tục, âm thanh to và vang, ngắt nhịp và kèm theo ánh nhìn cảnh giác hướng vào nơi tối tăm không người nào đó, gia chủ nên cẩn thận. Đây chính là một điềm báo dữ.
Thời điểm đó, tốt nhất đừng đi đâu cả và hay ở yên trong nhà. Nếu chó hú nhiều đêm liền, mọi người càng phải cảnh giác và không được ra ngoài vào đêm khuya. Nhiều câu chuyện xưa cho rằng, khi chủ vắng nhà mà chó ở nhà tru 3 lần, rất có thể đã có điều không may xảy ra. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, bởi đây là những lời đồn miệng và chưa hề có căn cứ xác thực.
Chó tru cũng là dấu hiệu cảnh báo thiên tai
Có một số loài động vật vô cùng nhạy cảm trước thiên tai. Điển hình như trước khi xảy ra động đất thì rắn, ếch, chó… thường có những hành vi bất thường. Ở nông thôn, nếu như đàn kiến bất ngờ chuyển nhà thì đây có thể là dấu hiệu báo trước sắp có mưa lớn và lũ sắp dâng. Bởi vì kiến có thể cảm nhận được trước thiên tai nên mới di chuyển từ chỗ thấp nên chỗ cao để tránh bị ngập lụt.
Thời xa xưa, những chú chó bản địa được các gia đình nông thôn nuôi và là loài động vật rất nhạy cảm với thiên tai. Chó hú tức là có thể lũ lụt và sạt lở đất sắp xảy ra. Có nhiều người kể lại câu chuyện rằng, vào ngày 28/5/2008, một ngôi làng nhỏ có tên với hơn mười hộ gia đình ở làng Chajiang, thị trấn Quan Hạ Miao, huyện Suining, Hồ Nam, trời bất ngờ đổ mưa lớn vào nửa đêm. Chú chó trong nhà cũng tru lên thất thanh như có chuyện chẳng lành.
Khi thấy chó hú, người chủ cảm thấy kỳ lạ vội đứng dậy chạy ra ngoài kiểm tra thì bị con chó lao tới kéo vào. Sau khi tĩnh tâm lại, người chủ nhận thấy trên ngọn đồi sau làng phát ra tiếng động vo ve. Ông vội vã đánh thức mọi người dậy đi di tản. May mắn thay, khi người dân trong làng vừa chạy tới chỗ cao thì ngọn núi phía sau làng bất ngờ đổ sập xuống. Mặt đất nứt toác hết cả ra, lũ bùn đất cuốn phăng đi cả thôn làng trong chốc lát. Ai nấy cũng cảm thấy sợ hãi, chính tiếng chó trú đã cứu họ thoát nạn.
Trước đây, bên cạnh lũ quét, sạt lở đất hay động đất thì người dân ở các vùng quê còn phải đối diện với sự đe dọa của thú dữ. Những con thú như hổ, gấu, rắn… đặc biệt là hổ thường xuyên xông vào chuồng gia súc, gia cầm để bắt trộm, tấn công con người. Chó vốn có khứu giác nhạy bén, khi những con vật kia đến là chúng có thể ngửi thấy mùi. Nếu là những con vật hung dữ, chó sẽ hoảng sợ và hú lên thất thanh. Khi người chủ nghe thấy sẽ đề cao cảnh giác, chạy ra sân đốt lửa hoặc dùng đuốc, chiêng, trống để xua đuổi thú dữ.
Do đó, nhiều khi tiếng chó hú còn được dùng để thông báo cho người dân và khiến người dân cảnh giác hơn. Đây chính là nguyên nhân mà người xưa mới có câu nói rằng “Không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú”.