Cổ nhân dạy “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn”: Ngày nay còn hợp lý?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Ăn mười, mặc tám, nửa điếm canh”: Trí tuệ của người xưa cần nhớCổ nhân dạy “Mua lợn xem chuồng, cưới vợ xem nhà”: Tại sao khẳng định như thế?Cổ nhân dạy “Ghế không rời ba, cửa không rời năm, giường không rời bảy, quan tài không rời tám, bàn không để chín”: Tại sao nói như vậy?Từ cổ chí kim, ngôn ngữ vốn là công cụ của sự tồn tại, phát triển của con người. Ngôn ngữ giúp con người và xã hội trở nên hài hòa hơn, mọi người hiểu nhau hơn thông qua giao tiếp. Trong đó, những câu ca dao tục ngữ chính là bông hoa trí tuệ mà người xưa để lại. Những câu nói này được đúc kết sau hàng nghìn năm sản xuất và sinh sống.
Vì thế, có thể khẳng định rằng những câu nói của cổ nhân không chỉ là những câu kế thừa trí tuệ của những thế hệ đi trước. Đồng thời, những câu nói này còn được đúc kết từ nền tảng của nền văn minh hiện đại. Những câu nói này giúp làm giàu và đa dạng nền văn hóa truyền thống, là giá trị mà người đời sau bảo tồn và giữ gìn.
Trong những câu nói của cổ nhân, điển hình phải kể đến câu: “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn”. Đây là một câu tục ngữ dân gian được ra đời từ sự kết hợp giữa văn minh hiện đại với phong tục dân gian truyền thống, ẩn chứa nhiều điều giá trị. Nhiều người còn khẳng định, câu nói này vẫn giữ được nhiều giá trị cho tới tận ngày nay. Vậy ý nghĩa của câu nói này là gì?
Ý nghĩa “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn”
Qua hàng ngàn năm lịch sử, tổ tiên đã đúc kết ra nhiều nền văn hóa rực rỡ, trong đó có nền văn hóa phong thủy. Câu nói trên bắt nguồn từ nền văn hóa này. Trong phong thủy có rất nhiều quan niệm về điềm lành, điển hình như phước báo trong cuộc sống con người, những hành động để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến.
Vì thế, câu nói “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn” có nghĩa là, nếu trên bệ cửa sổ đặt ba loại vật phẩm quan trọng sẽ báo hiệu sự giàu có, phúc khí tài lộc chuẩn bị hẹn nhau mà đến. Vậy, ba thứ này là ba thứ gì?
Đầu tiên chính là kim nguyên bảo
Từ thời xa xưa, vàng bạc đã được con người sử dụng làm kim loại quý, làm tiền tệ. Kim nguyên bảo chính là thỏi vàng cổ và ngân nguyên bảo là thỏi bạc cổ mà người xưa sử dụng để tích trữ của cải và giao lưu mua bán. Vàng bạc có hình nguyên bảo xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Đến thời nhà Nguyên, tên gọi nguyên bảo mới dùng để chỉ tiền vàng và bạc.
Nguyên bảo là một loại tiền cổ, có giá trị cao nên được mọi người coi là biểu tượng của sự giàu có. Thời đại ngày nay, dù nguyên bảo không được sử dụng làm tiền tệ nữa nhưng nó vẫn giữ được nguyên giá trị. Vì thế, nó vẫn là biểu tượng của sự giàu có, phú quý và tài lộc. Đáng chú ý, hành động đặt nguyên bảo trên bệ cửa sổ cũng là một phong tục mà mọi người cầu nguyện để cho sự giàu có tìm đến nhà.
Thứ hai là tượng con sư tử
Sư tử có nội hàm văn hóa vô cùng quan trọng. Trong văn hóa truyền thống, nó cũng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Vào thời nhà Hán ở Trung Hoa phong kiến, sư tử là sản vật đặc biệt mà các nước Tây Vực cống nạp cho hoàng đế nhà Hán. Thực tế cho thấy, sư tử không quá quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt bởi trong tứ linh và mười hai cung hoàng đạo đều không có con vật này.
Tuy nhiên, khi Phật giáo ra đời, sư tử trở thành vật cưỡi của Bồ Tát, được mọi người chấp nhận và tôn thờ. Trong đó, hình ảnh những con sư tử mạnh mẽ, uy nghiêm trở thành văn hóa xua đuổi tà ma và thu hút vận khí, của cải. Đến thời điểm hiện tại, nhiều nơi vẫn đặt hai con sư tử đá trước cửa lớn để trang trí và “trấn giữ”, sau đó đặt hai con sư tử nhỏ trên bệ cửa sổ nhà riêng để cầu bình an, phú quý!
Thứ ba, một số loài thực vật tượng trưng
Trong văn hóa dân gian truyền thống có rất nhiều loại cây mang ý nghĩa nội hàm và văn hóa khác nhau. Đặc biệt, nhiều loại thực vật tượng trưng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt, may mắn và tài lộc. Do đó, việc đặt cây trên bệ cửa sổ không chỉ cải thiện không gian, môi trường sống mà còn ảnh hưởng tích cực đến tâm trạng, giúp cải thiện tài lộc trong gia đình.
Đáng chú ý, bên ngoài cửa sổ nên tránh để những nguyên vật liệu xây dựng, vật sắc nhọn, những đồ vật ô uế, có mùi. Thay vào đó, hãy đặt những chậu cây nhỏ xinh, hợp tuổi và hợp phong thủy. Không phải loại cây nào cũng có thể đặt bên bệ cửa sổ. Nên chọn những loại cây xanh dễ sống, mang ý nghĩa tốt lành.
Từ câu nói “Tam bảo trên bệ cửa sổ, phú quý song toàn” của cổ nhân có thể thấy được, dù là thời xưa hay nay thì con người đều rất quan trọng những điều phúc họa của cuộc đời. Ai cũng cầu mong những điều may mắn đến với bản thân và gia đình, những điều xui xẻo sẽ tránh đi thật xa. Để có cuộc sống tốt đẹp hơn, người xưa đã gắn một số vật phẩm gắn liền với vận rủi và vận may của con người.
Câu nói trên dù chưa được chứng minh về tính xác thực nhưng nó phản ánh phần nào cách nhìn nhận của tổ tiên về cuộc sống thời xưa cũng như quan điểm của họ về thiên nhiên và thế giới bên ngoài. Đây là món quà tinh thần vô giá mà người xưa để lại, xứng đáng để thế hệ sau tham khảo, học hỏi.