Cổ nhân dạy “Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không cho mượn nhà làm đám cưới”: Ẩn chứa tinh hoa nghìn năm
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đàn ông lõm, đàn bà lồi, không góa phụ cũng lẻ loi”: Tại sao nói như vậy?Cổ nhân dạy “Ăn mười, mặc tám, nửa điếm canh”: Trí tuệ của người xưa cần nhớCổ nhân dạy “Mua lợn xem chuồng, cưới vợ xem nhà”: Tại sao khẳng định như thế?Nền văn hóa truyền thống vốn bác đại tinh thâm. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, người xưa đã để lại cho những thế hệ sau nhiều trí tuệ quý báu. Trong đó, không thể bỏ qua những câu thành ngữ, tục ngữ. Trong văn hóa truyền thống dân gian, những câu thành ngữ, tục ngữ luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.
Hầu hết những câu tục ngữ, thành ngữ là do những người dân bình thường đúc kết ra. Tuy nhiên, ẩn chứa sâu bên trong những câu nói giản dị, mộc mạc đó là những đạo lý nhân sinh sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cuộc sống cho hậu thế sau này. Người xưa mong muốn thế hệ mai sau có thể áp dụng qua những hành động, cử chỉ có thể chứa đựng những đức tính truyền thống tốt đẹp như thiện lương, chân thành và nhẫn nại…
Thậm chí, có những câu tục ngữ lúc nghe có vẻ thô thiển, thông tục, không được ưu nhã, văn vẻ như thơ ca hay mượt mà như văn xuôi. Thế nhưng đây mới chính là điểm ấn tượng của ca dao tục ngữ dân gian. Tục ngữ không có vẻ khoa trương hay hào nhoáng mà chỉ dùng những ngôn ngữ đơn giản nhất để thể hiện những đạo lý lớn lao, trí tuệ uyên thâm. Vì thế, chúng thường mộc mạc, dễ hiểu, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.
Có nhiều câu tục ngữ có liên quan tới “ngũ thuật mệnh lý” của truyền thống Trung Hoa xưa. Cổ nhân vốn rất coi trọng trường phái, lý luận học, học thuật liên quan đến phong thủy,… Trong số đó, ấn tượng nhất phải kể đến câu nói: “Thà cho mượn nhà làm đám tang chứ không mượn nhà làm đám cưới”. Tại sao người xưa lại quan niệm như thế? Đây là câu hỏi chung được rất nhiều người thắc mắc.
Thà cho mượn nhà làm đám tang
Trung Hoa cổ đại có rất nhiều học thuyết về phong thủy vô cùng uyên bác và bác đại tinh thâm, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân. Trong đó, câu nói “thà mượn nhà làm đám tang” được đúc rút từ nhiều triết lý sâu xa.
Hầu hết những người hiện đại ngày nay đều quan niệm, cho mượn nhà để tang là một việc không may mắn. Do đó, họ không thoải mái, không đồng ý nếu ai đó mượn nhà để đặt vòng hoa, quan tài hay tổ chức đám tang. Vì thế thời nay, chuyện này có thể gọi là vô cùng hiếm gặp.
Tuy nhiên, người xưa lại quan niệm và có cách nhìn nhận khác về vấn đề này. Theo cổ nhân, khi một người đã qua đời tức là đã vĩnh viễn rời xa thế giới trần tục. Do đó, việc tổ chức tang lễ ở một nơi nào đó thì người đã mất sẽ mang theo tất cả những điều xui xẻo, không tốt ở nơi đó đi theo. Ngoài ra, từ “quan tài” 棺材 ở trong tiếng Hán có cách đọc giống với “升官发财”, hàm chứa ý nghĩa là “thăng quan phát tài”. Chính vì thế, trong quan điểm của người xưa, hình ảnh của chiếc quan tài chính là “chiêu mời tài vận”. Giống như một số doanh nhân và phú ông thời xưa, họ có thể đặt một chiếc quan tài nhỏ để bày trí ở trong nhà, hi vọng có thể thu hút tài lộc, may mắn.
Chưa kể từ thời xưa, có một số gia đình nghèo ở nông thôn không có điều kiện để tổ chức đám tang. Vì thế, những gia đình có điều kiện hơn sẽ giúp đỡ họ tổ chức tang sự. Do đó, người xưa mới nhìn nhận rằng: Người giàu giúp người.nghèo tổ chức đám tang chính là “thăng quan phát tài”. Cách làm này không chỉ giúp đỡ được người khác mà gia đình mình cũng không bị dị nghị, được coi là “vẹn cả đôi đường”.
Không cho mượn nhà làm đám cưới
Câu này tương đương với câu nói “Không cho vợ chồng mượn nhà để ngủ”. Tức là, người xưa kiêng cho vợ chồng khác mượn nhà, ngủ tại nhà mình. Họ cho rằng, điều này sẽ mang tới xui xẻo và đen đủi cho gia đình.
Nếu cho vợ chồng mới cưới mượn nhà để ngủ sẽ khiến cả gia đình gặp vận xấu, điều tốt lành bị cản trở, tai ương và bệnh tật kéo đến. Người xưa rất kiêng kỵ cho người khác mượn nhà riêng để làm đám cưới. Nguyên nhân bởi, vợ chồng sau cưới sẽ “động phòng hoa chúc”. Theo quan niệm của người xưa, khi con gái dính máu đêm tân hôn ra giường là một điều ô uế, đây là điềm gở cho gia chủ và những người thân trong gia đình.
Xét theo góc độ phong thủy, người xưa cho rằng đây là điềm xấu, điềm gở. Do đó, ở nhiều địa phương khi các cặp vợ chồng về quê thăm họ hàng, họ sẽ ngủ riêng chứ không ngủ chung với nhau như bình thường. Thậm chí sau khi con gái lấy chồng về nhà mẹ đẻ, ở nhà mẹ đẻ cũng phải ngủ riêng với chồng. Một số người cho rằng, con gái ở nhà mẹ đẻ mà chung phòng thì là chuyện không cát lợi.
Thế nhưng, vào thời đại ngày nay, trường hợp những gia đình mượn nhà để tổ chức đám tang rất hiếm. Bên cạnh đó, việc các cặp đôi hay vợ chồng ngủ chung giường ở những nơi không phải nhà mình không hề ít. Cách nhìn nhận và quan điểm của mọi người ngày nay đã có nhiều khác biệt.
Tuy nhiên, nếu xét dưới góc độ phong thủy và tâm linh thì không thể phủ nhận những đúc kết và tinh hoa của cổ nhân. Chỉ với câu nói ngắn gọn được lưu truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ mai sau có thể khẳng định được rằng: Trí huệ cổ nhân, văn hóa truyền thống xưa kia sâu sắc, thâm sâu và vô cùng bác đại tinh thâm.