Cổ nhân dạy “Nam sợ mày thưa, nữ sợ mũi cong”: Ý nghĩa thật sự là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đừng hứa khi vui, đừng tranh khi giận, đừng than khi buồn”: Bí quyết đối nhân xử thế mấy ai làm đượcCổ nhân dạy “Đàn ông sợ gà, đàn bà sợ cừu”: Tại sao khẳng định như vậy?Cổ nhân dạy “Trà bảy, cơm tám, rượu mười”: Quy tắc sống sau 30 tuổi nhất định phải nhớNói đến lông mày, mỗi người đều có một dáng lông mày khác nhau. Khi xét về mặt thẩm mỹ, lông mày được ví như một tấm rèm cửa che cho đôi mắt, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc nhận xét mức độ tướng mạo của một người.
Thông thường, đôi mày sẽ xuất hiện song song với đôi mắt. Ví dụ như khi miêu tả về một người đàn ông ưa nhìn, người ta sẽ nói là “mày kiếm và mắt sao” hoặc “mày to và mắt to”. Khi miêu tả ngoại hình người khác, một số sẽ dùng những từ như “mi thanh thục tú” để chỉ người đẹp, hoặc “tặc mi thử nhãn” ý chỉ kẻ trộm nhìn mắt là biết.
Tại sao “nam sợ mày thưa”?
Nếu lông mày của một người không đẹp, khi nhìn người khác lần đầu tiên, họ sẽ nghĩ rằng người đó không đẹp. Trong ấn tượng của một người bình thường, phụ nữ là phái yếu nên về mặt thẩm mỹ thì lông mày của phụ nữ sẽ hơi mảnh và cong. Ví dụ, người ta nói “lông mày lá liễu, lông mày lưỡi liềm” là lông mày mảnh và cong.
Riêng với đàn ông thì khác, những người đàn ông vốn mạnh mẽ và cương quyết nên tốt nhất đàn ông nên để lông mày rậm và sắc nét. Ví dụ, người ta nói rằng: “lông mày lưỡi kiếm, lông mày bẹt”. Thực tế, dáng lông mày có rất nhiều loại, tuy nhiên có một dáng lông mày mà ai cũng không mong muốn đó là “lông mày nét số tám”.
Đúng như tên gọi, dáng “lông mày nét số tám” là hai đầu lông mày tạo thành chữ 八, đầu mày cao và đuôi mày thấp. Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy được những người có lông mày này khi không vui thì lông mày sẽ cụp xuống, trông khá dữ dằn. Có lẽ, đây chính là lý do mà dáng “lông mày nét số tám” được coi là nét là không may mắn. Đặc biệt, dáng lông mày này sẽ ảnh hưởng đến vận thế của người đàn ông, ảnh hưởng đến cả tính cách và quá trình giao tiếp của người này.
Nhìn chung, nếu để dáng “lông mày nét số tám” trên khuôn mặt của bất kỳ người nào thì tướng mạo sẽ bị giảm đi rất nhiều. Dáng lông mày này không những không ưa nhìn mà còn tạo cảm giác cho người nhìn như kiểu “sắp có chuyện chẳng lành” rất căng thẳng. Chẳng thế mà mới có câu “đàn ông sợ lông mày tám chữ”. Chính vì thế, khi nói về dáng lông mày, cổ nhân có câu rằng: “Nam sợ mày thưa, nữ sợ mũi cong”.
Tại sao “nữ sợ mũi cong”?
Câu nói này hiểu đơn giản có nghĩa là, phụ nữ tìm bạn đời có tướng mũi cong. Tuy nhiên, mũi cong ở đây không phải là mũi cong theo nghĩa đen mà là mũi có ba khe sâu ở trên sống mũi. Trong mắt người xưa, họ cho rằng người phụ nữ có 3 đường cong trên mũi thì không thể lấy chồng. Bởi nếu kết hôn, cuộc sống của người phụ nữ không mấy tốt đẹp, họ dễ rơi vào tình trạng ly hôn, góa bụa.
Trên thực tế, không riêng gì phụ nữ mà đàn ông có 3 nếp gấp khúc sẽ có tính nóng nảy, ương ngạnh, không chịu nghe lời người khác thuyết phục. Thực tế cho thấy, hiện tượng này rất giống với dáng “lông mày tám chữ”.
“Mũi cong” của một người đàn ông dường như gây cho người khác một loại áp lực, kiểu người này mang tới cho người ta cảm giác “cáu kỉnh” và không dễ dàng hòa đồng. Thời xưa, người xưa rất coi trọng tướng mạo, nếu ấn tượng ban đầu không tốt, cuộc sống của người này sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng, thậm chí còn nói lên bản chất, tính cách của một người.
Quan niệm này ngày nay có đúng?
Theo quan niệm của dân gian, đàn ông có “lông mày hình số tám” - 八 sẽ gặp nhiều xui xẻo, vận mệnh kém sắc, con cháu yếu kém. Người xưa còn khẳng định rằng: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” – Tội bất hiếu có ba điều, mà không con nối dõi là lớn nhất. Từ thời xa xưa, người xưa rất coi trọng vấn đề con cháu, người ta quan niệm có con cháu là niềm vui của mối quan hệ gia đình. Chỉ có như thế, cuộc sống mới được coi là thành công.
Những câu nói thông thường của người xưa phản ánh sự kỳ vọng của họ đối với thế hệ mai sau. Điều đáng nói, lông mày là một trong 6 ngũ quan của con người; mỗi người có kiểu lông mày khác nhau và biểu hiện tính cách, vận mệnh khác nhau. Tuy nhiên, người hiện đại không giống người xưa. Họ cho rằng vận mệnh không phải do ông trời định sẵn mà là do bản thân quyết định. Chưa kể, công nghệ và khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nếu ai không hài lòng với ngoại hình của mình có thể can thiệp, chỉnh sửa nhờ phẫu thuật thẩm mỹ.
Vì thế, ý nghĩa của câu nói “Nam sợ mày thưa, nữ sợ mũi cong” không còn quá nhiều gia trị tham khảo ở thời điểm hiện tại. Một số người cho rằng, không nên đánh giá một người chỉ qua vẻ bề ngoài của người đó. Tướng mạo của con người vốn dĩ đa dạng, nếu giống hệt nhau thì thế giới sẽ mất đi rất nhiều màu sắc. Ngoại hình cùng với dáng người khác nhau khiến thế giới trở nên đa dạng, phong phú hơn.
Bên cạnh đó, không thể đánh giá tính cách, vận mệnh một người thông qua một đặc điểm trên khuôn mặt. Suy cho cùng, ngoài hình của một người không thể do bản thân quyết định. Chỉ thông qua quá trình giao tiếp, tiếp xúc lâu dài để hiểu được tính cách của một người. Không nên vì một đặc điểm trên khuôn mặt mà xa lánh, đàm tếu một người nào đó.
Chưa kể, nếu số phận của một người được quyết định bởi vẻ ngoài thì có vẻ hơi quá lố bịch. Người xưa vốn chưa có công nghệ tiên tiến, nếu muốn không bị đói họ sẽ không còn cách nào khác ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa. Do đó, con người chỉ có thể bày tỏ sự khao khát và mưu cầu cuộc sống tốt đẹp qua những câu nói, ca dao tục ngữ được truyền lại tới tận ngày nay.