Cổ nhân dạy “Đàn ông tóc tốt không lập xuân, đàn bà béo tốt không soi đèn”: Thuật xem người giờ còn chính xác?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đàn bà cúi đầu, đàn ông lộ ngực, cả đời phú quý sang giàu”: Tại sao khẳng định như vậy?Cổ nhân dạy “3 lễ không theo, 3 tiền không vay”: Kiến thức uyên thâm của người xưa mấy ai hiểu đượcCổ nhân dạy “Nam sợ mày thưa, nữ sợ mũi cong”: Ý nghĩa thật sự là gì?Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, người xưa thường làm ngược lại. Cổ nhân cho rằng, dựa vào ngoại hình của một người có thể đoán được vận mệnh và tương lai của người đó.
Cách xem tướng của người xưa
Người xưa vốn tin vào sự tồn tại của thần linh. Họ tin rằng mỗi cá nhân có một số phận, đã được định sẵn ngay từ khi họ sinh ra. Chưa kể, do ảnh hưởng của chế độ phong kiến nên tư duy và nhận thức của con người bị hạn chế rất nhiều. Đặc biệt với những gia đình nghèo khó, không có ai tài giỏi thì họ lại càng tin vào số mệnh.
Thời xưa, cũng có không ít thư sinh mong mỏi vào các cuộc thi cử để thay đổi số phận. Thế nhưng, người đổi đời bằng cách này rất ít và hầu hết mọi người vẫn tiếp tục cuộc sống bình thường của mình. Chính vì thế, họ càng mong mỏi có thể biết trước được tương lai. Chính vì thế, thuật xem tướng ra đời, nhìn hình dáng, khuôn mặt để đoán số phận của mỗi người.
Ngoài việc xem tướng mặt còn có nhiều kiểu xem tướng khác như xem bói, tướng chỉ tay… Tuy nhiên, cách nhìn mặt vẫn trực diện hơn, rõ ràng hơn. Nguyên nhân bởi, tướng mạo của một người có thể được thể hiện một cách trực quan trong tâm trí người đối diện thông qua gương mặt.
“Đàn ông tóc tốt không lập xuân, đàn bà béo tốt không soi đèn”
Nói về xem tướng, cổ nhân có câu “Đàn ông tóc tốt không lập xuân, đàn bà béo tốt không soi đèn”. Câu nói này có nghĩa là gì?
Ở vế đầu tiên “đàn ông tóc tốt không lập xuân” là một lời dặn dò phụ nữ thời xưa khi tìm chồng cần phải chọn người đàn ông có mái tóc chắc khỏe. Những người đàn ông này thường cường tráng, thể chất tốt. Mái tóc chắc khỏe là do tiết ra nhiều nội tiết tố nam nên những người đàn ông như vậy cũng can đảm và dũng cảm hơn.
Đáng chú ý, từ “lập xuân” trong câu nói này có liên quan đến một phong tục tập quán thời xưa. Cụ thể, lúc khai xuân, mọi người sẽ cầm một cái dây thừng đánh vào con bò làm bằng đất hồ đặt trước nha môn. Khắp người con bò này dính đầy lương thực, ai có thể dùng dây thừng đánh nó, sẽ lấy được một phần lương thực tương đương.
Hiểu đơn giản, đây là cách để tìm kiếm một điều may mắn, hi vọng năm mới tới mùa màng sẽ bội thu. Điều này không có ý nghĩa gì to lớn, người tham gia những hoạt động này đều là nông dân nghèo khổ, túng thiếu hoặc không có cơm ăn áo mặc. Một người đàn ông có mái tóc chắc khỏe có thể dựa vào kỹ năng, sở thích của mình để thay đổi điều kiện sống gia đình mà không cần làm những điều thừa thãi, vô nghĩa.
Còn nửa vế sau “đàn bà béo tốt không soi đèn” có nghĩa là, những người phụ nữ béo tốt sẽ không tham gia những hoạt động như soi đèn. Điều này liên quan tới mỹ học cổ xưa. Cụ thể, vào thời nhà Hán và nhà Đường, người đời quan niệm phụ nữ tốt thường mập mạp, thân hình đầy đặn, điển hình như Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân nổi tiếng thời phong kiến Trung Hoa.
Theo quan niệm của cổ nhân, phụ nữ thừa cân thì khỏe mạnh, tính tình chất phác, lương thiện. Đây là những người phụ nữ vượng phu ích tử, đảm đang, biết chăm lo cho gia đình và chồng con, vun vén chuyện nhà cửa.
Còn về hoạt động xem đèn, điều này giống như một bữa tiệc hoặc trò chơi đặc biệt thời xưa mà những nam nữ độc thân đều thích tham gia để tìm kiếm bạn đời. Nhưng trong mắt người xưa, đó là hành vi phi đạo đức. Phụ nữ tham gia những chương trình này sẽ bị coi là không có đạo đức.
Nếu phụ nữ chỉ thích đi xem đèn, không chăm chỉ học hành thì khi kết hôn sẽ dễ lận đận chuyện gia đình. Do đó, người xưa quan niệm, phụ nữ ngoan sẽ không tham gia những hoạt động như xem đèn.
Quan niệm này ngày nay còn đúng?
Nhiều niềm tin tâm linh cho rằng, con người sinh ra trên đời đều đã được ông trời định sẵn một số mệnh nhất định. Số mệnh này dù là tốt hay xấu, phú quý hay nghèo khổ sẽ phụ thuộc vào việc làm của họ ở kiếp trước.
Tuy nhiên, cũng không nên vì lý do này mà ỷ lại hết vào số mệnh. Cổ nhân có câu rằng “đức năng thắng số” quả không sai chút nào. Những việc người đang làm, trời xanh đều đang nhìn. Chỉ cần sống và làm việc chăm chỉ, tích lũy phúc đức thì mỗi con người hoàn toàn có cơ hội thay đổi số phận.
Thực tế cũng cho thấy, số phận của con người do con người quyết định. Nhiều người sinh ra trong giàu sang nhưng sau này lại thất bát; cũng có người xuất thân nghèo khổ nhưng tương lai lại thành đạt. Do đó, số phận của mỗi người không phải do ông trời định đoạt. Mỗi người có thể chinh phục tương lai, thay đổi hoàn cảnh và cuộc sống hiện tại bằng nỗ lực của bản thân.
Sống có mục tiêu thì chúng ta mới có thể vươn tới đích đến, hiện thực hóa ước mơ ban đầu trong trái tim mình. Phải giữ vững niềm tin và nỗ lực không ngừng, đây mới là con đường thực sự thay đổi vận mệnh của chúng ta.
Do đó, có thể khẳng định rằng những câu nói của người xưa rất thích hợp để tham khảo. Có những câu nói đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị, mang đến cho thế hệ sau những bài học, triết lý sâu xa trong cuộc sống.