meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi”: Muốn thành công phải hiểu được điều này

Thứ hai, 23/05/2022-09:05
Trong số những câu nói của người xưa, câu “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” được khá nhiều người tâm đắc. Thậm chí, nhiều người còn coi đây là kim chỉ nam để đạt được thành công.

Trong cuộc sống này, thành công là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, bí quyết thành công ở chỗ, bạn phải biết khi nào nên dừng lại, khi nào cần bước tiếp. Nếu cứ “cố đấm ăn xôi”, một phút quyết định sai lầm sẽ dẫn tới tai họa khôn lường. Quyết định sai lầm đến từ những suy nghĩ thiếu cẩn trọng. Do đó, hãy thể hiện lòng dũng cảm một cách tỉnh táo và khôn ngoan.

Liên quan đến vấn đề này, người xưa từng có câu rằng: “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi”. Có thể nhiều người thắc mắc, thỏ và gà đều là những con vật hiền lành, dễ bắt, tại sao lên núi thì không đuổi theo thỏ còn xuống núi không bắt gà lôi?


Có thể nhiều người thắc mắc, thỏ và gà đều là những con vật hiền lành, dễ bắt, tại sao lên núi thì không đuổi theo thỏ còn xuống núi không bắt gà lôi? Ảnh minh họa
Có thể nhiều người thắc mắc, thỏ và gà đều là những con vật hiền lành, dễ bắt, tại sao lên núi thì không đuổi theo thỏ còn xuống núi không bắt gà lôi? Ảnh minh họa

Nhiều người khẳng định, mãi cho tới khi trưởng thành, trải qua những lần thất bại trong công việc, họ mới thấm nhuần được ý nghĩa của câu nói này. Thực tế, câu “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” không chỉ khuyên nhủ người xưa chú ý đến phương pháp săn bắt mà còn hướng dẫn cách sống đúng đắn cho mọi người. 

Tại sao “Lên núi đừng đuổi theo thỏ”?

Những con thỏ sống ở trên núi, không phân biệt chủng loại đều được gọi chung là thỏ rừng. Sự phân bố của loài thỏ này khá rộng, chúng sinh sống ở mọi ngóc ngách của các khu rừng.

Thỏ sinh sản rất nhanh. Nếu ai từng nuôi thỏ sẽ biết, ban đầu chúng chỉ có vài cá thể nhưng sau một lứa, số lượng của đàn sẽ nhân lên cả chục con. Thỏ có thể sống ở nhiều nơi, từ cánh đồng, bụi rậm cho đến đồng cỏ, đồi núi. Chúng có tốc độ chạy rất nhanh, trung bình có thể lên tới 40km/h.

Đồng thời, do cấu tạo sinh lý đặc biệt là chi sau dài và chi trước ngắn nên chi sau của thỏ rừng rất mạnh mẽ và nhanh, chúng thường sử dụng các chi sau để tung lên khi chạy trốn. Bởi thế, người ta mới có câu “nhanh như thỏ”. Ở đồng bằng, con người cũng khó mà đuổi kịp được thỏ chứ chưa nói gì đến vùng đồi núi. Tại đây, thỏ có thể dùng sức mạnh của chi sau để chạy nhanh hơn, dễ dàng bỏ lại kẻ đuổi bắt ở phía sau. 


Với lợi thế về độ dốc và độ xoải, gà lôi sẽ chạy và bay rất xa, con người nếu đuổi theo có thể bị ngã, thậm chí lao xuống dốc vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Với lợi thế về độ dốc và độ xoải, gà lôi sẽ chạy và bay rất xa, con người nếu đuổi theo có thể bị ngã, thậm chí lao xuống dốc vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Đây cũng là lý do khi lên núi đừng đuổi theo thỏ, nếu không cũng chỉ tốn công vô ích mà thôi.  

“Xuống núi không bắt gà lôi” có nghĩa là gì?

Gà lôi hiểu đơn giản không phải là gà nhà nuôi mà là loại gà hoang. Giống như thỏ rừng, gà lôi có khả năng thích nghi và sinh sản cao hơn nhiều so với hầu hết các loài chim. Và đây cũng là mục tiêu săn sắt chính của người dân thời xưa. Mục đích chính của việc săn bắt gà lôi của người xưa là để làm thức ăn.

Vậy tại sao khi xuống núi lại không nên bắt gà lôi? Rất đơn giản, ở vùng đồng bằng muốn đuổi theo gà lôi cũng khó. Thực tế, tốc độ chạy của gà lôi rất nhanh. Chưa kể, cuộc sống kiếm ăn ngoài quanh năm nên loài gà này có tốc độ nhạy bén và lanh lợi hơn gà nhà. Chỉ cần thấy bóng dáng con người, chúng sẽ tẩu thoát không một dấu vết.  


Khi làm bất kỳ việc gì cần phải nắm bắt được quy luật khách quan, biết cách để nỗ lực vừa đủ nhưng kết quả đạt được vẫn tốt nhất. Ảnh minh họa
Khi làm bất kỳ việc gì cần phải nắm bắt được quy luật khách quan, biết cách để nỗ lực vừa đủ nhưng kết quả đạt được vẫn tốt nhất. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, gà lôi cũng được coi như tiến hóa từ loài chim và đã bị suy giảm chức năng bay. Nhưng dù như thế, chúng vẫn có thể lướt nhẹ trong một khoảng cách nhất định thông qua việc vỗ cánh. Do đó, khi xuống núi, nếu chúng bị đuổi theo sẽ vừa chạy vừa bay với tốc độ tên bắn. Với lợi thế về độ dốc và độ xoải, chúng sẽ chạy và bay rất xa. Con người nếu đuổi theo có thể bị ngã, thậm chí lao xuống dốc vô cùng nguy hiểm. 

Vì thế, nếu lên núi đuổi theo thỏ không những không đuổi kịp mà còn gặp nguy hiểm, xuống núi bắt gà lôi cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, ý nghĩa câu nói “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” thực tế chỉ có thế? 

Nếu xét ở mức độ sâu xa hơn, câu “Lên núi đừng đuổi theo thỏ, xuống núi đừng bắt gà lôi” muốn khuyên chúng ta điều quan trọng rằng: Khi làm bất kỳ việc gì cần phải nắm bắt được quy luật khách quan, biết cách để nỗ lực vừa đủ nhưng kết quả đạt được vẫn tốt nhất.


Trong cuộc sống hãy thể hiện lòng dũng cảm của mình một cách khôn ngoan và tỉnh táo; lúc nào cũng phải giữ một cái đầu lạnh, phân tích tình huống cẩn thận rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Ảnh minh họa
Trong cuộc sống hãy thể hiện lòng dũng cảm của mình một cách khôn ngoan và tỉnh táo; lúc nào cũng phải giữ một cái đầu lạnh, phân tích tình huống cẩn thận rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, không nên làm trái quy định của tự nhiên, vì đó là hành vi đi ngược tự nhiên và đương nhiên, nó sẽ khó có được kết quả như ý. Trong cuộc sống, nhiều khi bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn và không chắc chắn. Trong hoàn cảnh đó, nếu muốn thành công, bạn cần phải cần tới nhiều hơn sự liều lĩnh, can đảm, nỗ lực và dũng mãnh hơn người. Tuy nhiên, can đảm không có nghĩa là liều mạng, cần phải biết nắm bắt cơ hội và tận dụng thời cơ.

Ngoài ra, bí quyết thành công đó là, bạn phải biết điểm dừng lại và không nên liều lĩnh “lao xuống” quá đà. Một quyết định dẫn tới tai họa là một suy nghĩ thiếu cẩn trọng. Vì thế, trong cuộc sống hãy thể hiện lòng dũng cảm của mình một cách khôn ngoan và tỉnh táo. Hãy nhớ, lúc nào cũng phải giữ một cái đầu lạnh, phân tích tình huống thật cẩn thận rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng, hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước