meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Chết đói cũng không gõ cửa nhà nữ góa phụ”: Tại sao nói như vậy?

Chủ nhật, 01/05/2022-17:05
Góa phụ ý chỉ những người có chồng nhưng chồng đã qua đời. Trong xã hội phong kiến thời xưa, phụ nữ góa chồng sẽ rất khó tái hôn so với thời điểm hiện tại.

Văn hóa Trung Hoa vốn tinh thâm, uyên bác theo chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó, ca dao tục ngữ là những món ăn tinh thần không thể thiếu. Đây là những câu nói được cổ nhân đúc kết từ những kinh nghiệm sống, sự việc sự vật hàng ngày sau đó được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Trong những câu nói của cổ nhân, đáng chú ý là câu “Chết đói cũng không gõ cửa nhà nữ góa phụ”. Vậy, ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì? Tại sao người xưa lại khẳng định như vậy?

Ý nghĩa của câu nói là gì?

Góa phụ là từ dùng để chỉ những người có chồng nhưng chồng đã mất. Đối với xã hội phong kiến thời xưa, nếu phụ nữ góa chồng thì việc tái hôn sẽ vô cùng khó khăn. Chưa kể, thời cổ đại vốn là nam tôn nữ ti, đàn ông có vai trò vô cùng quan trọng và là trụ cột trong gia đình.


Người xưa quan niệm, một người đàn ông đứng gõ cửa nhà một nữ góa phụ thì thị phi sẽ nhiều, phiền phức cũng tìm đến Ảnh: minh họa
Người xưa quan niệm, một người đàn ông đứng gõ cửa nhà một nữ góa phụ thì thị phi sẽ nhiều, phiền phức cũng tìm đến Ảnh: minh họa

Vì thế, một người phụ nữ mất chồng chẳng khác nào đã mất đi cơ sở để sinh tồn, thân cô thế cô, trở thành người bị yếu thế. Môi trường và hoàn cảnh sống của góa phụ thời xưa cũng tương đối thiếu thốn và khó khăn, do đó nếu những người nghèo khổ hay người ăn xin tìm đến nhà góa phụ thì khiến cả 2 bên càng thêm khó.

Bên cạnh đó, câu nói “Chết đói cũng không gõ cửa nhà nữ góa phụ” của người xưa cũng nếu ra một đạo lý đạo đức vô cùng cơ bản. Người xưa quan niệm, một người đàn ông đứng gõ cửa nhà một nữ góa phụ thì thị phi sẽ nhiều, phiền phức cũng tìm đến. Nếu một người thường xuyên đến gõ cửa nhà nữ góa phụ sẽ bị mọi người nói ra nói vào, hàng xóm để ý bàn tán, không tốt cho danh tiếng cả 2 bên. 

Thời xưa, góa phụ còn đáng giá hơn nữ nhân tái giá

Bên cạnh câu nói “Chết đói cũng không gõ cửa nhà nữ góa phụ” thì người xưa còn có câu rằng “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”. Tại sao người xưa lại có quan điểm hôn nhân như vậy?

Hiểu đơn giản, người phụ nữ tái giá vốn không được người xưa coi trọng bằng nữ góa phụ. Từ “tái giá” xuất hiện sớm nhất ở trong Đáp Tô Vũ Thư. Đây là bức thư mà tướng quân Lý Lăng nổi tiếng thời nhà Hán tự viết và gửi cho nhà ngoại giao Tô Vũ.  

Cụ thể, trong thư này có viết: “Trước đây ngài từng tự mình đi đến nước địch, nhưng không gặp thời, suýt nữa phải bỏ mạng, lênh đênh vất vả, nhiều lần suýt mất mạng ở phía Bắc. Đến trung niên, tóc bạc hồi hương, thấy cha mẹ đều mất, vợ thì tái giá. Tin này hiếm hoi ở nhân gian, xưa nay chưa từng có”.


Hiểu đơn giản, người phụ nữ tái giá vốn không được người xưa coi trọng bằng nữ góa phụ. Ảnh: minh họa
Hiểu đơn giản, người phụ nữ tái giá vốn không được người xưa coi trọng bằng nữ góa phụ. Ảnh: minh họa

Cái tên Lý Lăng có thể không quen thuộc mấy, nhưng ông nội của Lý Lăng là Phi tướng quân Lý Quảng - một đại tướng quân uy vũ thời nhà Hán lại vô cùng nổi tiếng. Vốn là cháu trai của Phi tướng quân Lý Quảng nên Lý Lăng từ nhỏ đã theo chân ông mình vào Nam ra Bắc, lập được nhiều chiến công hiển hách. Tuy nhiên, trong một lần chinh chiến với quân Hung Nô, ông bị thuộc hạ bán đứng nên đã bị Hung Nô bắt làm tù binh.

Dù bị Hung Nô bắt giữ nhưng trong lòng Lý Lăng vẫn luôn “Không phục dưới uy quyền, không đổi dù nghèo hèn”, một lòng một dạ trung thành với nhà vua và đất nước. Tuy nhiên, những điều ông làm chẳng ai biết được. Sau khi bị Hung Nô áp giải đi, triều đình đã hiểu lầm Lý Lăng phản bội. Nghe được tin dữ, Lý Lăng đau khổ vô cùng. Sau này, ông lấy công chúa Hung Nô làm vợ, nhận luôn một chức quan tại đây và đoạn tuyệt qua lại với triều Hán. 

Tuy nhiên, ông vẫn giữ sự trung lập, không vì sống ở Hung Nô, làm quan ở Hung Nô là phản bội nơi chôn rau cắt rốn của mình. Sau này, khi chuyện Lý Lăng một lòng trung thành với đất nước được sáng tỏ, triều đình nhà Hán cảm thấy vô cùng hối hận. Vì thế, Hán Chiêu Đế sai Tư Mã Quang đến Hung Nô để đón Lý Lăng về triều nhưng không được như ý nguyện.

Sau đó, một nhà ngoại giao trung thành của vua Hán Vũ Đế là Tô Vũ đã thay mặt triều đình sang Hung Nô, không may bị Đan Vu bắt giam. Đan Vu đã nhờ Lý Lăng khuyên nhủ để Tô Vũ phục tùng Hung Nô. Sau đó cuộc trò chuyện của hai người chính là những gì đã đề cập đến trong bức thư. 


Thực tế cho thấy, người xưa rất coi trọng “tam tòng tứ đức” của người phụ nữ. Ảnh: minh họa
Thực tế cho thấy, người xưa rất coi trọng “tam tòng tứ đức” của người phụ nữ. Ảnh: minh họa

Ở trong lá thư này, từ “tái giá” ý chỉ những người vợ vẫn còn trẻ nhưng vẫn đi thêm bước nữa. Trong thư, Lý Lăng đã nói ra hoàn cảnh của Tô Vũ lúc đó: Cha mẹ mất sớm, vợ còn trẻ đã tái hôn. Cũng từ đó, người ta gọi phụ nữ bị chồng bỏ, sau đó đổi chồng là “tái giá”.

Thực tế cho thấy, người xưa rất coi trọng “tam tòng tứ đức” của người phụ nữ, bên cạnh đó, người phụ nữ cũng rất coi trọng danh tiết của mình. Họ cho rằng, một khi đã lấy chồng thì phải giúp chồng nuôi dạy con, chăm lo gia đình và một lòng sắt son, chung thủy. Nếu phụ nữ bị nhà chồng bỏ, nhiều người cho rằng ắt hẳn họ đã phạm phải lỗi gì to lớn.

“Góa phụ” thì khác. Đây vốn là một tình huống bị động. Chẳng ai muốn chồng mình qua đời khi còn trẻ. Vì thế, góa phụ không liên quan đến phẩm hạnh của người phụ nữ. Chưa kể, có nhiều góa phụ vẫn một lòng nuôi con khôn lớn, phụng dưỡng cha mẹ chồng, sống hết lòng hết dạ khiến người khác khâm phục.

Ngày nay thời thế đã đổi khác, nam nữ đã bình đẳng, không còn như xưa. Việc góa phụ hay tái giá cũng không còn quan niệm như trước, ai cũng có quyền được tìm hạnh phúc cho riêng mình. 
 

Theo: vandieuhay.net
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

10 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

10 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

10 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

10 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

10 giờ trước