Cổ nhân dạy “Nghèo hèn sinh gian kế, giàu có dưỡng lương tâm”: Áp dụng thời nay liệu có đúng?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa câu sau mới là kinh điển ít ai biết đượcCổ nhân dạy: “Cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh”: Tại sao nói như vậy?Cổ nhân dạy “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm”: Nguyên nhân thực sự là gì?Tuy nhiên, cũng có những người khẳng định kinh nghiệm của tổ tiên vẫn có thể áp dụng được. Họ từng tận mắt chứng kiến nhiều người vì nghèo khó mà trộm đồ, cướp tiền của, thậm chí còn làm những chuyện táng tận lương tâm.
Tuy nhiên, trong câu nói: “Nghèo hèn sinh gian kế, giàu có dưỡng lương tâm” của người xưa, từ “nghèo” và “giàu” trong câu nói này có phải chỉ người nghèo và giàu về tiền bạc hay không? Nhiều người cho rằng, nên hiểu đúng về hành vi đạo đức cũng như trí tuệ con người thông qua hai chữ “giàu” và “nghèo” này.
Nhiều người cho rằng, ý nghĩa của câu “Nghèo hèn sinh gian kế, giàu có dưỡng lương tâm” tức là, người kém về nhân cách và trí tuệ, suy nghĩ và hành động của họ sẽ trở nên cực đoan, dễ gây ra điều xấu. Ngược lại, nếu con người không ngừng tu dưỡng bản thân, trí tuệ thanh cao sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhiều người, có “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.
Mạnh Tử có câu nói rằng: “Cùng tắc độc thiên hạ kỳ thân, đạt tắc kiêm thiện thiên hạ”. Câu này hiểu đơn giản có nghĩa là: Khi gặp thời thì chỉ làm phúc cho mình, lúc hiển đạt thì làm phúc cho cả thiên hạ. Ngoài ra, trong Sách Dịch cũng có đoạn rằng: “Quân tử thượng giao bất siểm. Hạ giao bất độc”; tức là, người quân tử sẽ không nịnh nọt, trước sau cũng không thô tục.
Có thể nói, kinh nghiệm và trí tuệ của tổ tiên vô cùng quý báu, chính sự hiểu biết của chúng ta lại bị thiên lệch. Nhiều người còn bị những bộ phim truyền hình đánh lừa. Điển hình như câu nói: “Người không vì mình, trời chu đất diệt”. Nhiều người cho rằng, ý nghĩa của câu nói này là: Nếu con người tranh giành quyền lợi của mình thì trời đất cũng sẽ bị hủy diệt. Tuy nhiên, ý nghĩa gốc của câu nói này là: Nếu con người không tu dưỡng, không hoàn thiện bản thân sẽ bị trời đất diệt vong.
Chu Hy nói: “Dạy người học nằm ở việc làm sáng tỏ các nguyên tắc, để tu luyện thân thể của chính mình, sau đó quảng bá bản thân với người khác; vì mục đích của việc học, phương pháp là phải uyên bác, đặt câu hỏi, cân nhắc, sáng suốt và thực hành; để hiểu và thực hành đạo đức trong cách đối nhân xử thế và kết nối với mọi vật”.
Trong Kinh dịch truyện cũng đoạn: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”. Hiểu đơn giản là, sự vận chuyển của trời đất rất mạnh, người quân tử cũng theo trời mà tự cường không nghỉ.
Hiện nay, nền giáo dục cũng dựa trên sự phát triển toàn diện về cả “đạo đức, trí tuệ, hình thể và mỹ thuật”. Điều này đã tiếp nối những đức tính truyền thống cao đẹp của dân tộc, lấy văn hóa giáo dục là nền tảng của đất nước, là cốt lõi quan trọng cho sự thịnh vượng và phát triển của văn minh nhân loại.
Khi nói giàu nghèo là chỉ tiền bạc cũng không sai. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh khác chúng ta có thể liên tưởng đến, đó chính là nhân cách, phẩm chất đạo đức, ý chí tiến thủ. Mỗi thứ con người chúng ta đều cần phải học hỏi và trau dồi từng ngày để bản thân trở nên hoàn hảo hơn.