Cổ nhân dạy: “Cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh”: Tại sao nói như vậy?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm”: Nguyên nhân thực sự là gì?Cổ nhân dạy “Một sợ cһό khóc nửa đêm, hai sợ gà bay lên mái, ba sợ liễu rậm trước mồ”: Tại sao lại có những nỗi sợ này?Cổ nhân dạy “Bảy không đi, tám không về”: Tại sao lại nói như vậy?Tục ngữ, thành ngữ là kết tinh của trí tuệ, kinh nghiệm sống sau một thời gian dài tích lũy của người xưa. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, là phương châm sống và kim chỉ nam cho thế hệ sau noi theo.
Người xưa thường có những câu nói như: “Cần cù bù thông minh”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”... Điều này cho thấy từ xa xưa, cổ nhân đã coi trọng và thường xuyên ca ngợi đức tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Vì thế, cổ nhân đã gửi gắm điều này qua câu nói: “Cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh” như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở cho thế hệ sau.
Cần cù sinh ra trăm nghề
Thời xưa, nước ta vốn là một nước nông nghiệp, người dân chủ yếu sống vào nghề làm ruộng. Trước đây, khi chưa có nhiều thiết bị lao động tiên tiến thì mọi việc đều là do sức người tạo nên. Thế nhưng, con người không phải ai sinh ra cũng đã biết làm ruộng hay trồng trọt. Họ phải trải qua một quá trình tìm tòi, tích lũy và học hỏi kinh nghiệm sống từ những thế hệ đi trước mới có được.
Mới đầu làm ruộng, con người không biết xới đất, không biết cày cấy. Tuy nhiên, sau một thời gian tìm tòi, cần cù tỉ mỉ tích lũy và học hỏi kinh nghiệm, họ có thể làm được những điều mà trước đây không thể. Mở rộng ra, dù làm bất kỳ việc gì hay học hỏi điều gì đi chăng nữa, chỉ cần kiên trì, chăm chỉ thực hành ắt sẽ lĩnh hội được phương pháp, trau dồi được những kỹ năng quý báu cho bản thân.
Cổ nhân dạy rằng: “Vạn sự khởi đầu nan”, không phải chuyện gì cũng may mắn, trót lọt ngay từ đầu. Thời gian đầu có thể vất vả, thậm chí thất bại nhưng bù lại chúng ta sẽ thu về kinh nghiệm. Sau một thời gian rèn luyện, mọi việc sẽ trở nên thành thục và đơn giản hơn.
Bên cạnh đó, nhiều người còn nhắc tới định lý “Một vạn giờ”. Ý nghĩa của định lý này đó là, nếu muốn làm một việc gì đó thành thục, chúng ta cần đầu tư một vạn giờ cho nó, kỹ năng này chắc chắn sẽ nắm được trong tay. Bởi vậy mới nói “Cần cù bù thông minh”. Chăm chỉ không chỉ bù đắp cho sự vụng về mà còn cải thiện trí thông minh của con người.
Xưa có câu chuyện về Tăng Quốc Phiên như sau. Từ nhỏ, Tăng Quốc Phiên dù không thông minh hơn người nhưng bù lại, ông rất chăm chỉ, kiên trì. Sở thích của ông là đọc sách.
Một đêm nọ, khi Tăng Quốc Phiên đang ngồi đọc sách thì có một tên trộm vào nhà. Tên trộm lặng lẽ đứng trong bóng tối, đợi đến khi ông gấp sách đi ngủ thì mới thực hiện hành động xấu xa của mình. Tuy nhiên, do khả năng ghi nhớ có hạn nên Tăng Quốc Phiên cứ cần mẫn đọc đi đọc lại để suy ngẫm. Ông mải miết với cuốn sách mãi không chịu đi ngủ khiến tên trộm sốt ruột.
Đến khi không chờ đợi được nữa, tên trộm mới tức giận chạy ra gào thét: “Thằng bé cứng đầu này, đêm hôm khuya khoắt mãi không chịu đi ngủ còn cứ đọc sách mãi làm gì?” Nói xong, tên trộm bèn vội vã chạy đi.
Kỳ thực, Tăng Quốc Phiên thời niên thiếu không có trí tuệ hơn người. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì và nỗ lực của mình, ông sau này đã tạo nên nghiệp lớn. Từ câu chuyện của Tăng Quốc Phiên có thể ngẫm ra một đạo lý rằng: “Chim kém sợ bay không kịp nên phải bay trước; biết mình sức yếu, sợ mình thua kém nên phải hành động trước”. Hiểu đơn giản, kẻ yếu kém nếu không thể nhẫn nại, chiến thắng sẽ luôn thuộc về người chăm chỉ, cần cù.
Cũng theo Tăng Quốc Phiên, một quan chức tốt cần sở hữu 5 đức tính siêng năng, cụ thể như sau: “Thứ nhất là siêng năng rèn luyện tự thân, đường dài gian nguy, tự bản thân cần trải nghiệm, hoàn cảnh gian khổ, cần bản thân thử thách chính mình. Thứ hai chính là có đôi mắt tinh tường, siêng năng quan sát: Gặp ai đó thì cần xem xét người kỹ lưỡng, khi nhận một văn bản nào đó cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần.
Thứ ba là đôi bàn tay siêng năng: Những vật dễ bỏ quên thì thu dọn, những chuyện dễ quên thì nhớ cần bút ghi chép lại. Thứ tư là siêng năng giao tiếp: Khi đối đãi với đồng môn cần khuyên bảo lẫn nhau, đối đãi với cấp dưới thì cần giáo huấn và chỉ bảo nhiều lần. Thứ năm là sự cần mẫn của tấm lòng: Nơi nào có sự chân thành, khó khăn đến đâu thì con đường cũng sẽ mở ra”.
Lười biếng sinh ra trăm bệnh
Lười biếng là khái niệm trái ngược với chăm chỉ và cần cù. Trái ngược với chăm chỉ, kiên trì có thể làm nên việc lớn thì kẻ lười biếng lại chẳng mấy khi làm được việc gì ra hồn.
Thời cổ đại, người nông dân chủ yếu dựa vào công việc đồng ruộng để kiếm sống. Hầu như mọi người ngày nào cũng làm từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Vì thế, chỉ cần một ngày lười biếng thì nhiều khả năng hôm đó tới cơm cũng chẳng có mà ăn.
Vì thế, nếu một người lười lười biếng, không chịu lao động sẽ không có thực phẩm, không đảm bảo được nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống thì làm sao làm nên những việc lớn hơn. Chưa kể, người không chịu làm lụng, cơ thể không được vận động sẽ khiến các chức năng bị thoái hóa, suy nhược, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật. Vì thế mà người xưa mới có câu nói rằng: “Lười biếng sinh ra trăm bệnh”.
Muốn có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy thì cần phải cố gắng, nỗ lực và chăm chỉ. Nếu cứ “há miệng chờ sung”, con người sẽ dần bị hủy hoại mà thôi. Không phải ai sinh ra cũng thông minh hơn người, cần cù, chăm chỉ không chỉ đảm bảo cho mỗi người một cuộc sống ấm no mà còn giúp họ tích lũy được nhiều điều hay lẽ phải, nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Từ đó, họ sẽ nâng cao được kiến thức, mở rộng được hiểu biết và hoàn thiện bản thân mình.