Cổ nhân dạy “Một sợ cһό khóc nửa đêm, hai sợ gà bay lên mái, ba sợ liễu rậm trước mồ”: Tại sao lại có những nỗi sợ này?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Trai sợ gái mắt sâu chân rung, gái sợ trai hai tai hứng gió”: Tại sao lại như vậy?Cổ nhân dạy “Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh”: Tại sao nói như vậy?Cổ nhân dạy “Phía Đông trồng lựu hốt vàng, phía Tây trồng hồng hốt bạc”: Muốn giàu sang phú quý không khóHàng loạt câu nói thâm thúy của người xưa như: Có tật giật mình, Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng bay vừa thì râm, Cầu vồng móng cụt/Không lụt thì mưa, Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy/Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi... Đây đều là những bài học được cổ nhân đúc rút và truyền lại cho thế hệ sau đều có cơ nguyên và xác suất đúng rất cao. Những câu nói này không chỉ chứa đựng nhiều nguyên tắc, kinh nghiệm sống mà còn là lời cảnh báo hữu ích cho thế hệ sau.
Không chỉ nói về những nỗi sợ trong cuộc sống, nhiều câu nói của cổ nhân còn thiên về yếu tố tâm linh rất đáng suy ngẫm. Trong đó, phải kể đến câu nói: “Một sợ cһό khóc nửa đêm, hai sợ gà bay lên mái, ba sợ liễu rậm trước mồ”. Ba nỗi sợ này hiểu đơn giản là: Thứ nhất là sợ chó "khóc" lúc nửa đêm, thứ hai là sợ gà bay lên mái nhà và thứ ba là sợ cây liễu cổ thụ mọc ở trên mộ. Tại sao người xưa lại nói thế và những nỗi sợ này thực tế mang tới những điềm báo gì?
Một sợ cһό khóc nửa đêm
Trong câu nói này, chó “khóc” có nghĩa là gì? Thực tế, tiếng chó sủa bình thường nghe đã khó chịu. Khi vào ban đêm, tiếng chó sủa thường hú dài, vừa vang vọng lại vừa chói tai. Nhiều khi, âm thanh này còn giống như tiếng thút thít, rên rỉ như đang khóc lóc hoặc chịu oan ức. Vì thế, âm thanh đáng sợ này vang vọng trong màn đêm như một lời báo hiệu cho chuyện không may sắp xảy đến.
Đặc biệt trong ban đêm tối tăm, yên ắng, khi mọi vật đều chìm trong giấc ngủ, nếu chó trong nhà đột lên sủa lên dữ dội thì khả năng cao là nhà bạn đang có người lạ đang cố ý tiếp cận hoặc đột nhập. Tiếng chó sủa chính là lời cảnh báo để chủ nhà có thể biết được và đề phòng chuyện không hay có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng, nếu chó sủa không ngừng, thậm chí là rên rỉ như đang sợ hãi vào màn đêm trong khoảng từ nửa tiếng trở lên, đây có thể là dấu hiệu của những thứ không mấy tốt đẹp đang ở quanh nhà. Người xưa còn có câu nói rằng “Chó cắn ma”, đây là loài vật vô cùng nhạy cảm với ánh sáng. Chưa kể, tai của chúng cũng rất thính nên dễ dàng cảm nhận được những thứ mà con người bình thường không thể thấy được. Do đó, nếu nghe thấy tiếng chó tru tréo vào nửa đêm thì gia chủ cần phải cẩn trọng, đề phòng.
Hai sợ gà bay lên mái
Ngày xưa, cuộc sống người dân còn rất nhiều khó khăn. Hầu hết kinh tế tại nhiều hộ gia đình ở nông thôn đều phụ thuộc vào việc nuôi gà mái đẻ trứng để kiếm tiền. Những người từng trải ở độ tuổi 50 hay 60 còn truyền nhau câu nói rằng, phụ nữ nông thôn sẽ rất buồn nếu như gà mái chết ở nhà, bởi đây chính là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Có thể khẳng định rằng, gà mái ở nông thôn có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Dù là loài động vật có cánh nhưng gà mái lại không thể bay lên cao như những loài khác. Nếu những con gà mái mà bay lên mái nhà sẽ khiến gia chủ lo lắng vì họ không thể bay lên cao mà bắt xuống, trong khi những con gà mái cũng sợ sệt không thể tự xuống được. Một khi bị kẹt trên mái nhà, những con gà mái sẽ trở thành miếng mồi ngon cho cú mèo hoặc đại bàng - những con vật chuyên đi săn mồi vào ban đêm.
Vì thế, để hạn chế việc gà mái bay lên mái nhà, người xưa còn tránh việc cầm que, cầm gậy để lùa gà. Họ lo sợ nếu lùa như thế sẽ khiến những con vật bị kích động, tìm cách chạy trốn và bay lên mái nhà.
Ba sợ liễu rậm trước mồ
Nỗi sợ thứ 3 này cũng đều có nguyên nhân cả và liên quan đến phong thủy. Ở những khu lăng mộ, mọi người thường trồng cây xanh để tạo cảnh quan và bóng mát. Tuy nhiên, không phải muốn trồng cây gì cũng được bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến phong thủy âm trạch.
Người xưa thường chọn những loại cây có rễ cọc cùng khả năng sinh trưởng tốt ở những vùng đất cằn cỗi. Xét về phong thủy âm trạch thì rễ cọc và cứng chắc mới có thể chịu được âm khí từ những người đã khuất, đồng thời tránh được việc rễ cây “xiên xẹo” sang huyệt đạo của ngôi mộ.
Vì thế, người xưa cho rằng nếu bên mộ mà có một cây liễu cổ thụ sẽ rất đáng lo ngại. Cây liễu vốn là cây rễ chùm, chưa kể cây liễu lớn thì chứng tỏ rễ cây ở dưới lòng đất đã mọc lan ra rất rộng, thậm chí đã xuyên qua cả quan tài của người đã khuất. Điều này ảnh hưởng đến con cháu và những người khác trong gia đình.
Cụ thể, người xưa quan niệm rằng, nếu cơ thể người đã khuất bị rễ cây ăn sâu và xâm nhập vào xương cốt sẽ khiến cho rắn và nước có cơ hội len lỏi vào bên trong và phá hủy cơ thể họ. Điều này cũng tạo thành thể “xuyên tâm sát” trong phong thủy, khiến người sống gặp họa, tinh thần bất an, bệnh tật đầy mình và thậm chí là dẫn tới đột tử.