meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh”: Tại sao nói như vậy?

Thứ bảy, 16/04/2022-19:04
“Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh” là quan niệm phổ biến của người xưa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được câu nói này, cũng như tại sao cổ nhân lại quan niệm như thế.

Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ là những câu nói đúc kết triết lý, kinh nghiệm sống khôn ngoan của người xưa, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong những câu nói đó phải kể đến câu: “Con rể không cày ruộng bố vợ, con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh”.

Đây là một trong những quan điểm sống, phong tục tập quán cổ xưa mà ít người biết tới. Vì thế, không phải ai cũng hiểu được tại sao cổ nhân lại quan niệm như vậy. 

Con rể không cày ruộng bố vợ

Người xưa, phụ nữ phải tuân theo “tam tòng, tứ đức”. Khi đi lấy chồng, họ đã thuộc về họ nhà chồng và không còn là con gái trong nhà nữa. Đây cũng là lý do con gái sau khi lấy chồng không nên thường xuyên về nhà mẹ đẻ, sẽ bị mọi người nói ra nói vào. Nếu bố mẹ đẻ lén cho con gái tài sản dù nhiều hay ít cũng sẽ bị anh em trai, chị em dâu trong nhà dị nghị.


“Con rể không cày ruộng bố vợ” tức là, con rể nên tránh việc này để không bị người khác chê cười, từ đó có thể giảm thiểu mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình. Ảnh: minh họa
“Con rể không cày ruộng bố vợ” tức là, con rể nên tránh việc này để không bị người khác chê cười, từ đó có thể giảm thiểu mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình. Ảnh: minh họa

Thời xưa, hầu hết mọi người đều kiếm sống bằng nghề nông. Đất đai chính là nguồn sống chính của họ. Thời đó, xã hội cũng không thừa nhận việc con rể làm đồng trên ruộng của cha mẹ vợ. Vì thế, dù nghèo đến mấy con rể cũng sẽ giữ tôn nghiêm, không cày cấy ruộng của bố mẹ vợ. 

Đối với một người đàn ông, một khi đã lấy vợ thì phải có trách nhiệm che chở cho vợ, chăm lo cho gia đình. Vì thế, dựa vào nguồn lực của bố mẹ vợ để mưu cầu cuộc sống, đi đường tắt và phát triển bản thân là điều đáng hổ thẹn. Đã là đàn ông, phải sống có trách nhiệm, gánh vác gia đình, đó mới là một người đàn ông chân chính thực thụ. 

Vì thế, người xưa mới quan niệm rằng: “Con rể không cày ruộng bố vợ” là lẽ như thế. Tức là, con rể nên tránh việc này để không bị người khác chê cười, từ đó có thể giảm thiểu mâu thuẫn giữa 2 bên gia đình. 

“Con gái không tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh”

Người xưa rất tin tưởng vào phong thủy tài lộc. Chưa kể, con gái lấy chồng đã là con nhà người ta, không còn là con nhà mình nữa. Vì thế, nếu con gái lấy chồng mà về nhà mẹ đẻ quét dọn lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến phong thủy tài lộc của gia đình cha mẹ đẻ. Đồng thời, những điều may mắn lẽ ra thuộc về nhà mẹ đẻ sẽ bị chuyển hết sang bên gia đình nhà chồng. Do đó, con gái một khi đã lấy chồng thì không thể về quê thăm mộ, đặc biệt là trong dịp lễ Thanh Minh để tránh lấy đi những điều may mắn của gia đình nhà cha mẹ đẻ. 

Bên cạnh đó, con gái đã chồng rồi rốt cuộc cũng không còn thuộc dòng họ mình nữa, mà đổi họ sang nhà khác, chuyển tên sang gia phả của nhà khác. Người xưa quan niệm, nếu có người nhà khác giúp gia đình mình tảo mộ thì có nghĩa, gia đình đó không còn con cháu nào nữa.


Người xưa quan niệm, nếu có người nhà khác giúp gia đình mình tảo mộ thì có nghĩa, gia đình đó không còn con cháu nào nữa. Ảnh: minh họa
Người xưa quan niệm, nếu có người nhà khác giúp gia đình mình tảo mộ thì có nghĩa, gia đình đó không còn con cháu nào nữa. Ảnh: minh họa

Cách làm không may mắn này còn gây ra những lời đàm tiếu từ miệng đời. Con trai được coi là gốc rễ của gia đình, truyền đạt từ đời này qua đời khác, còn con gái đi lấy chồng, làm dâu nhà khác chỉ có thể thờ chồng, tổ tiên nhà chồng chứ không phải thờ tổ tiên nhà bố mẹ đẻ. 

Thời đại ngày càng thay đổi và phát triển hơn, dù câu nói “Con gái không đi tảo mộ nhà mẹ đẻ lễ Thanh Minh” vẫn còn hợp lý nhưng rõ ràng không thể áp dụng cho xã hội hiện đại. Bây giờ, mọi người hầu như có xu hướng đẻ ít đi, nhiều gia đình chỉ có một người con, và là con gái. Phong tục con gái không đi tảo mộ đã dần phai nhạt. Theo đó, phụ nữ sau khi lấy chồng có thể tự ý về nhà bố mẹ đẻ, họ không có nhiều ràng buộc hay quy tắc phải tuân theo như xưa. 

Tuy nhiên, mỗi khi lễ Thanh Minh gần đến, mọi người vẫn chú ý đến những điều kiêng kỵ, tránh rước vận xui về nhà. Trong đó, cần tránh để cho 6 nhóm người dưới đây quét mồ mả trong lễ Thanh Minh kẻo mang tới xui xẻo cho cả gia đình, dòng họ.  

Người bị bệnh: Với những người đang bị cảm mạo nặng, chống chọi với những bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư… hoặc sức khỏe tương đối yếu, nếu ra thăm mộ sẽ dễ bị hấp thụ những luồng khí xấu, khiến bệnh tình nặng thêm. 

Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai tốt nhất không nên ra mồ mả bởi cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những luồng khí xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi trong bụng. 


Nếu con gái lấy chồng mà về nhà mẹ đẻ quét dọn lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến phong thủy tài lộc của gia đình cha mẹ đẻ. Ảnh: minh họa
Nếu con gái lấy chồng mà về nhà mẹ đẻ quét dọn lăng mộ sẽ ảnh hưởng đến phong thủy tài lộc của gia đình cha mẹ đẻ. Ảnh: minh họa

Người tranh giành tài sản của gia đình: Dân gian quan niệm, những người đang tranh giành tài sản gia đình nên tránh đi tảo mộ, tránh để tổ tiên nổi giận, trong lòng cũng sẽ dễ dàng bị thu hút bởi những từ trường âm mạnh hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trầm cảm.  

Người trên 80 tuổi: Con người sau 80 tuổi thường có từ trường tương đối nhẹ. Nếu ra thăm mồ mả sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc sức khỏe suy yếu.  

Trẻ con dưới 3 tuổi: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường có trường khí yếu, yếu bóng vía, dễ nhìn thấy những thứ mà người lớn không thể thấy được. Vì thế, không nên cho trẻ nhỏ ra những chỗ có mồ mả. 

Những người sắp hoặc mới kết hôn: Người xưa quan niệm rằng, những người mới hoặc sắp kết hôn không nên đi tảo mộ. Nguyên nhân bởi, việc hỷ và cưới xin vốn thuộc dương còn quét mộ là thuộc âm vốn kiêng kỵ nhau, rất không tốt. 

Theo: vandieuhay.net
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

4 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

4 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

4 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

4 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

4 giờ trước