Cổ nhân dạy “Nam sợ ba đường, nữ sợ ba lang”: Không chỉ sâu xa mà còn ẩn chứa điều thú vị
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy: “Cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh”: Tại sao nói như vậy?Cổ nhân dạy “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm”: Nguyên nhân thực sự là gì?Cổ nhân dạy “Một sợ cһό khóc nửa đêm, hai sợ gà bay lên mái, ba sợ liễu rậm trước mồ”: Tại sao lại có những nỗi sợ này?Trí tuệ cổ nhân vô cùng phong phú. Người xưa có rất nhiều bài học kinh điển được lưu truyền từ đời này sang đời khác, để lại nhiều bài học quý báu cho các thế hệ sau. Những trí tuệ tuyệt vời này được các nhà hiền triết sử dụng để định hướng cuộc sống, đồng thời chỉ ra được những ý nghĩa thực sự của cuộc sống xung quanh chúng ta.
Từ xưa, Đạo của Khổng Tử và Mạnh Tử đã vang danh hàng nghìn năm trong lịch sử Trung Hoa. Bên cạnh đó, những bậc hiền triết, vĩ nhân lừng danh ấy cũng tỏa sáng qua nhiều thời đại. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống không chỉ có xuân tuyết khiến vạn người mê mà còn là những lời nói kinh điển của người văn chương và trí tuệ uyên thâm của cổ nhân.
Những câu nói này không chỉ là một nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền trong dân gian mà chúng còn rất ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Những câu nói này tổng kết kinh nghiệm sống, nhân sinh quan, thuyết thiên văn và cả địa lý… Nghe qua có vẻ vô nghĩa những sự thật ẩn chứa phía sau những câu nói này luôn đáng suy ngẫm. Văn hóa bản ngữ vốn xuất phát từ cuộc sống, thậm chí còn cao hơn cả cuộc sống. Đây chính là nét hấp dẫn đặc biệt của văn hóa.
Trong những câu nói nổi tiếng của người xưa chắc chắn phải kể đến câu: “Nam sợ ba đường, nữ sợ ba lang”. Câu nói này chắc hẳn khiến nhiều người khó hiểu, không biết “ba lang” ở đây có nghĩa là gì? Thực tế, khi đọc câu nói này, nhiều người sẽ nhanh chóng liên tưởng đến câu: “Đàn ông sợ chọn trái nghề, đàn bà sợ lấy nhầm người”. Tuy nhiên, cụm từ “ba đường” và “ba lang” trong câu nói này ám chỉ điều gì?
Tại sao nói “Nam sợ ba đường”?
Trong câu nói “Nam sợ ba đường”, chữ “đường” trong câu nói này ý chỉ là ngành nghề mang tính chất tham khảo nói chung chứ không phải là một nghề cụ thể. Trong cuộc đời, việc chọn được một nghề phù hợp rất có ích với một người đàn ông. Tuy nhiên, có 3 ngành nghề mà nam giới tốt nhất không nên làm.
Đầu tiên chính là ngành nghề chưa ai làm. Ngành nghề chưa có ai đi trước tiên phong, bản thân cũng chưa quen. Đi trên con đường mà chỉ một mình cô đơn lạc lõng sẽ càng tuyệt vọng, yếu tố rủi ro cũng rất cao. Chưa kể, nếu bạn thất bại thì hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tới cả gia đình. Nếu làm ngành nghề này, điều tiên quyết là phải chấp nhận rủi ro.
Ngành thứ hai là ngành chưa được cân nhắc kỹ lưỡng. Có người làm vì hứng thú nhất thời chứ không hề đam mê hay tìm hiểu bao giờ. Đến khi có chút khó khăn là lại quay đầu từ bỏ. Thực tế, trước khi làm một việc gì đó, chúng ta cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, lên kế hoạch chu toàn. Nếu thiếu hiểu biết mà lao vào, kết quả chỉ có thể là bỏ cuộc giữa chừng mà thôi.
Ngành thứ ba chính là ngành mà mình không am hiểu. Nhiều người có những lĩnh vực không hề biết nhưng vẫn tự tin là mình biết tất cả. Đến khi dấn thân vào, họ mới phát hiện mọi công sức của mình đều là vô ích. Nguyên nhân bởi họ thiếu hiểu biết, không am hiểu vấn đề, lựa chọn sai hướng thì thất bại là điều không thể tránh khỏi.
“Nữ sợ ba lang” có nghĩa là gì?
Nửa sau của câu nói chính là câu “nữ sợ ba lang”. Từ “lang” trong câu nói này ý chỉ lang sói, chó sói. Câu này ám chỉ việc người phụ nữ khi chọn bạn đời nên phân biệt kỹ càng, đừng bị “lang sói” làm cho mờ mắt rồi khổ cả một đời.
Loại thứ nhất chính là “lang trung”. Loại sói này chính là kẻ vô ơn bạc nghĩa. Có rất nhiều đàn ông sống trên đời toàn hứa suông. Khi còn khổ sở, họ thề thốt đủ kiểu nhưng khi đã “một bước lên mây”, công thành doanh toại thì lại thay đổi, trở nên trăng hoa, đủ thói hư tật xấu trên đời.
Loại thứ hai là lòng lang dạ sói. Loại người này đại diện cho sự ngu dốt và thờ ơ. Dù đối phương trả giá thế nào, họ cũng coi sự chân thành đó là không khí. Họ không dành tình cảm thực sự cho ai, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà nhẫn tâm với những người khác.
“Lang tử dã tâm” – “lòng lang dạ sói” – là một câu thành ngữ hình thành trong dân gian. Ý nghĩa của câu thành ngữ này đó là, loài sói từ khi sinh ra đã sẵn trong người bản tính hung ác, dù chúng có được huấn luyện từ nhỏ đi chăng nữa thì cũng khó mà thuần phục. Loài sói có hình dáng giống với giống chó to khỏe, nhưng chúng lại không được trung thành như loài chó. Khi đợi được thời cơ thích hợp, dưới sự điều khiển của bản tính hung ác chúng sẵn sàng phản bội và làm chuyện xấu.
Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn hay dùng câu thành ngữ “lang tử dã tâm” để ám chỉ loại người tàn bạo, ác độc khó mà dạy dỗ. Những người này dù có được hưởng bổng lộc hậu hĩnh, quyền cao chức trọng nhưng bản tính không trung hậu nên càng khó trung thành với đất nước. Câu nói này còn ám chỉ những con người bất nhân bất nghĩa, sẵn sàng làm hại người khác, không từ thủ đoạn để đạt được mục đích riêng.
Thứ ba chính là con sói dâm dục. Loại này không chỉ nguy hiểm mà còn rất dễ gặp. Chỉ với vẻ ngoài tuấn tú, nhã nhặn của mình, nhiều gã đàn ông tỏ ra ham muốn, lừa gạt những cô gái nhẹ dạ cả tin, khi đạt được mục đích rồi thì trở mặt lạnh lùng, vô cảm.
Có thể nói, câu nói của cổ nhân “Đàn ông sợ ba đường, đàn bà sợ ba lang” chính là lời răn dạy quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau. Đến hiện tại, câu nói này vẫn giữ được nguyên giá trị, đáng suy ngẫm, là bài học quý báu giúp chúng ta chọn đúng được ngành nghề cũng như người bạn đời đáng tin cậy cho mình.