Cổ nhân dạy “Sáng không chửi tục, tối không huýt sáo, cả ngày mọi chuyện đều hanh thông”: Tưởng đơn giản nhưng mấy ai làm được?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Nam sợ ba đường, nữ sợ ba lang”: Không chỉ sâu xa mà còn ẩn chứa điều thú vịCổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa câu sau mới là kinh điển ít ai biết đượcCổ nhân dạy: “Cần cù sinh ra trăm nghề, lười biếng sinh ra trăm bệnh”: Tại sao nói như vậy?Tuy nhiên, nếu xét về dụng ý sâu xa thì không phải ai cũng hiểu được câu nói “Sáng không chửi tục, tối không huýt sáo, cả ngày mọi chuyện đều hanh thông”. Vậy tại sao người xưa lại nói như vậy?
Sáng không chửi tục, không nói những lời thô lỗ
Buổi sáng chính là khoảng thời gian bắt đầu ngày mới. Theo quan niệm của người xưa, sáng sớm chính là thời điểm đặc biệt nhất trong ngày. Tâm trạng của buổi sáng sẽ quyết định hiệu quả cũng như năng suất làm việc cũng như học tập của cả một ngày dài.
Đặc biệt nhất phải kể đến khoảng thời gian mới thức dậy. Vào khoảng thời gian này, chúng ta không nên nói ra những lời xui xẻo, không hay hoặc không may. Bên cạnh đó, việc tức giận hoặc mắng chửi ai đó vào buổi sáng sớm được xem là một hành vi cấm kỵ, trái với hành vi đạo đức.
Người xưa cho rằng, việc mắng chửi ai đó vào buổi sáng sớm không chỉ không tốt cho người khác mà còn ảnh hưởng đến tâm trạng của bản thân suốt cả ngày hôm đó. Việc chửi tục lúc sáng sớm khiến con người trở nên khó chịu, nóng nảy, bực tức, làm chuyện gì cũng thấy không thông, không suôn sẻ.
Đặc biệt thời xưa, những người ở quê thường nói, vợ chồng không nên xích mích vào buổi sáng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cả ngày của 2 vợ chồng. Đặc biệt là người chồng - người thường xuyên phải làm những việc nặng nhọc và nguy hiểm. Ngoài ra, nếu nói những lời bất hảo vào buổi sáng sớm sẽ rất đen đủi, đặc biệt với những người làm ăn kinh doanh hoặc làm một việc quan trọng nào đó.
Ngoài những lời nói thô lỗ và không tốt đẹp, mỗi buổi sáng thức dậy con người cũng không nên mang bộ mặt xấu xí, ủ rũ. Khuôn mặt bộc lộ rõ nét trạng thái của một người. Nếu sáng sớm đã nhăn nhó khó chịu, nhiều người sẽ lầm tưởng bạn đang ghét bỏ hoặc cố tình sinh sự với họ.
Người xưa có câu: “Một lời nói thiện ấm ba đông, một lời ác lạnh sáu tháng ròng”. Vẻ đẹp của ngôn ngữ là biểu hiện của sự tiến bộ văn minh, cũng là tấm gương phản chiếu tu dưỡng của mỗi người. Dù là xưa hay nay, nông thôn hay thành phố, sáng trưa hay chiều tối, mỗi người cần chú ý đến lời nói của mình, nên nói những lời tốt đẹp, ấm áp để bản thân và mọi người đều cảm thấy dễ chịu, vui vẻ.
Không huýt sáo vào ban đêm
Việc huýt sáo vào ban đêm ở vùng nông thôn được cho là điều cấm kỵ. Đầu tiên, hành động này được cho là sẽ thu hút những thứ không sạch sẽ. Người xưa cho rằng, huýt sáo vào ban đêm sẽ dễ “chiêu mời” những âm hồn, rất là không tốt.
Chưa kể, việc huýt sáo vào ban đêm ở những vùng nông thôn, vùng núi còn dễ thu hút những loài động vật hoang dã, hung dữ, mang tới nguy hiểm cho bản thân và những người trong gia đình.
Đặc biệt, tiếng huýt sáo vào ban đêm còn thu hút rất nhiều trộm. Trong đêm tối là thời điểm trộm cắp hoành hành, những tên trộm này thường xuyên liên lạc với đồng bọn bằng cách huýt sáo. Vì thế, nếu bạn huýt sáo vào buổi đêm, nhiều người sẽ dễ hiểu lầm bạn là một trong số “đồng phạm” của chúng.