Cổ nhân dạy “40 bất đa dục, 50 bất đa tình”: Trí huệ thâm sâu ý nghĩa cả cuộc đời
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Coi trọng 5 người, coi nhẹ 3 điều”: Chìa khóa vàng để có được cuộc sống giàu sang, hạnh phúcCổ nhân dạy “Mưa rơi quan tài đời đời nghèo khổ, mưa rơi xuống mộ kiếp kiếp giàu sang”: Tại sao nói như vậy?Cổ nhân dạy “Trên bàn ăn không nên bày 3 món”: Gia chủ không biết có thể rước họa vào nhàKhổng Tử từng viết trong Luận ngữ “Tam thập nhi lập/Tứ thập nhi bất hoặc/Ngũ thập nhi tri thiên mệnh/Lục thập nhi nhĩ thuận/ Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ”. Câu này hiểu đơn giản có nghĩa là: 30 tuổi tuổi có thể tự lập, đa số mọi người ở độ tuổi 30 đã thành gia lập thất, có gia đình, có sự nghiệp ổn định và có thể đứng vững trên đôi chân của mình; đến tuổi 40 đã không còn nghi hoặc, nội tâm cũng không còn bối rối bởi những chuyện vụn vặt trong cuộc sống; đến tuổi 50 đã có thể biết được thiên mệnh, biết được quy luật vận động của thế giới này, hiểu rõ được sứ mệnh của cuộc đời.
Trong khi đó, đến tuổi 60 thì chuyện gì cũng có thể thông suốt, không còn lạ lẫm bởi những chuyện xảy ra xung quanh nữa. Đến tuổi 70 sẽ không làm chuyện gì sai trái, dục vọng cũng không thể chi phối được bản thân.
Liên quan đến vấn đề này, cổ nhân còn có câu rằng: “40 bất đa dục, 50 bất đa tình”. Đây là lời răn dạy triết lý, khuyên mọi người cần nắm rõ nếu như muốn cuộc sống trôi qua suôn sẻ, dễ dàng.
“40 bất đa dục, 50 bất đa tình” nghĩa là gì?
Câu “40 bất đa dục”, thực tế trong đời có cái gọi là “Ở sâu trong lồng, ắt sẽ phải quay về với tự nhiên”. Ở độ tuổi trung niên, đây là cảnh giới tự nhiên mà con người cần phải theo đuổi.
Một khi con người không còn quá nhiều dục vọng cũng như ham muốn về vật chất, thể xác hay tinh thần, họ sẽ đạt được cảnh giới “bất mê bất hoặc” như Khổng Tử đã chắc đến. Nên nhớ rằng “Vô dục tắc cương”, nếu không ôm giữ dục vọng mãnh liệt, con người ta sẽ trở nên mạnh mẽ, vững vàng, sở hữu sức mạnh phi thường.
Trong khi đó “50 bất đa tình” có nghĩa là, con người từ tuổi 50 trở đi không nên có quá nhiều tình cảm và không nên để cảm xúc chi phối. Ở độ tuổi này, tâm thái tốt nhất chính là bảo trì cho mình sự điềm đạm, bình tĩnh, không nên nóng giận, quá khích như thời niên thiếu. Nếu không tiết chế được cảm xúc, họ có thể khiến chính bản thân mình bị thiệt thòi, tổn thương.
Khi đã đạt được đến cảnh giới “bất đa tình”, tự nhiên họ cũng sẽ đạt tới cảnh giới “Hiểu thiên mệnh”. Từ đó, mỗi con người có thể nhận thức được đầy đủ về bản thân và thế giới xung quanh, nắm được quy luật xoay vần của cuộc đời.
Đến tuổi trung niên không “mắc nợ 3 khoản”
Để có được một cuộc sống thông thuận và mỹ mãn ở độ tuổi trung niên, mỗi con người không chỉ hạn chế ham muốn dục vọng và tình cảm mà nên chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh của cuộc sống. Đáng chú ý, độ tuổi trung niên “không mắc nợ 3 khoản” sẽ khiến cuộc sống mọi người trở nên tốt đẹp hơn.
Thực tế, văn hóa truyền thống luôn răn dạy con người rằng, phải luôn hiếu kính với người nhà, kính trọng và yêu thương người thân, chân thành với bạn bè. Ba thứ tình cảm này vô cùng quý giá trong cuộc sống, bao nhiêu tiền bạc cũng không thể sánh bằng. Do đó, hiếu thảo với gia đình, kính trọng người thân, chân thành với bạn bè là điều mà ai cũng cần phải trân quý.
Không mắc nợ con cái
Sau khi sinh con đẻ cái, cha mẹ phải có trách nhiệm với con nhỏ. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến chuyện giáo dục và học hành của con cái, đừng để đứa trẻ cứ mãi tự do tung hoành mà không có ai quản lý.
Nếu như việc học hành của con cái có vấn đề, khi cha mẹ về già họ chính là người phải gánh chịu hậu quả. Chính vì thế, làm cha làm mẹ không được nợ con cái “trách nhiệm nuôi dưỡng”.
Không mắc nợ cha mẹ
Người ta vẫn nói rằng: Nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Khi con cái đến tuổi trung niên thì cha mẹ cũng đã già. Đây mới là lúc quan trọng con cái cần thấu hiểu cha mẹ, quan tâm đến cha mẹ nhiều hơn, làm tròn đạo hiếu của mình.
Tục ngữ nói: “Con muốn nuôi mà cha mẹ không còn”, đây chính là sự hối tiếc của người con vì đã không làm tròn bổn phận với cha mẹ khi họ còn sống, cũng là mắc nợ cha mẹ - món nợ lớn nhất trong cuộc đời.
Khi con cái quá bận rộn với công việc, thông thường họ sẽ quên đi việc hiếu kính với cha mẹ mình. Ai cũng có suy nghĩ trong tư tưởng rằng: Đợi qua thời gian bận rộn này rồi, mình
sẽ quay trở về thăm cha mẹ, kiếm đủ tiền rồi sẽ hiếu thảo với cha mẹ. Thế nhưng, không ai ngờ được rằng khi bạn vẫn đang mải mê kiếm tiền thì cha mẹ cũng đang ngày càng già đi. Vì thế, khi cha mẹ còn ở đây, chúng ta cần cố gắng hết sức để báo đáp, giúp họ an nhàn tuổi già.
Chưa kể, bạn chính là tấm gương của con cái. Bạn đối xử với cha mẹ mình như thế nào, con cái sau này cũng sẽ đối xử với bạn như thế.
Không được nợ ân nhân
Sống trên đời này, chúng ta cần phải biết ơn. Biết ơn những người thầy, người cô đã dạy dỗ chúng ta nên người; biết ơn những người bạn đã giúp đỡ ta khi khó khăn; đôi khi là biết ơn những người sếp đã cho chúng ta công ăn việc làm…
Có rất nhiều cách để báo đáp ân nhân, có thể là sự trưởng thành, thành công của mình, cũng có thể là những lời hỏi thăm, quan tâm, hoặc giúp đỡ họ khi cần thiết. Một con người luôn biết ơn với ân nhân của mình thì luôn nhận được sự yêu thương và kính trọng của mọi người.