meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cơ hội cho thị trường thép Việt Nam khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chuyển hướng đầu tư đến Đông Nam Á

Thứ tư, 04/01/2023-23:01
Trung Quốc buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng sản lượng thép năm 2023 do thừa cung và thiếu cầu. Ngành thép khổng lồ của quốc gia này sẽ được duy trì nhờ việc mở rộng công suất sang các nước tại ASEAN.

Theo Nhịp sống thị trường, S&P Global Commodity Insights cho biết Trung Quốc có thể sẽ đề ra mục tiêu tìm kiểm soát tăng trưởng sản lượng thép nội địa trong năm nay, đồng thời dồn sự tập trung vào những dự án hoán đổi công suất nhằm hướng đến ngành thép thân thiện hơn với môi trường.

Thế nhưng, S&P Global dự đoán rằng quốc gia tỷ dân vẫn muốn mở rộng công suất tại các quốc gia ASEAN nhằm duy trì ngành thép khổng lồ nước này.

Thiếu cầu, thừa cung

Các lò cao mới của Trung Quốc trong năm 2022 đã sản xuất được khoảng 30 triệu tấn gang thỏi, trong khi đó, chương trình hoán đổi công suất giúp tạo ra 25 triệu tấn thép thô.

Doanh nhân Bharat Bhatia: Hành trình ngoạn mục từ chàng tài xế bình thường đến ông trùm thép Dubai, điều hành đế chế với doanh thu 7.000 tỷ đồng/năm

Doanh nhân Bharat Bhatia thường được mọi người gọi với cái tên “người đàn ông thép” hay ông trùm thép Dubai khi điều hành một doanh nghiệp hơn 750 nhân viên hoạt động vô cùng hiệu quả. Người đàn ông này cho biết, những doanh nhân và những người đang mong muốn khởi nghiệp, hãy vững vàng với mục tiêu của mình và “đừng bao giờ ngừng mơ lớn”.

Thị trường thép dịp cuối năm vẫn trầm lắng, chưa rõ khả năng hồi phục

Sản xuất thép thành phẩm tính chung cả 11 tháng năm nay đạt 27,12 triệu tấn, đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, bán hàng thép thành phẩm đạt 25,1 triệu tấn, đã giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Những con số này cho thấy khi thị trường thép vào những tháng cuối năm vẫn tiếp tục duy trì xu hướng ảm đạm, vẫn chưa rõ cơ hội có thể hồi phục hay không trong năm tới.

Một doanh nghiệp thép tự tin đặt kế hoạch lợi nhuận lên đến hàng trăm tỷ đồng trong năm tới

Theo một báo cáo gần đây của CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, ngành thép năm 2022 đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lạm phát kéo dài khiến nhu cầu trên thế giới suy giảm. Nhu cầu trong năm tới vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại một cách rõ rệt hơn. 

Trung Quốc đang phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng sản lượng thép năm 2023 vì thiếu cầu thừa cung
Trung Quốc đang phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng sản lượng thép năm 2023 vì thiếu cầu thừa cung

Trong giai đoạn 2017-2022, một số nhà máy cũ đã đóng cửa. Do vậy, những cơ sở mới được đưa vào vận hành có thể dẫn đến mức tăng ròng 5,4 triệu tấn thép gang thỏi và 5,3 triệu tấn thép thô trong năm 2022.

Hơn nữa, vì nhu cầu thép suy giảm ở cả trong và ngoài nước nên Trung Quốc vẫn còn nhiều dự án luyện gang thép mới chưa hoàn thiện trong năm ngoái. Trong bối cảnh nhiều kế hoạch vận hành năm 2023 và các dự án bị hoãn lại từ năm 2022, các nhà sản xuất thép Trung Quốc sẽ tăng công suất gang thỏi mới lên mức 118 triệu tấn/ năm và công suất thép thô mới theo cơ hội hoán đổi lên tới 141 triệu tấn.

Theo đó, công suất thép thô và gang thỏi của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng ròng 12 và 18 triệu tấn tương ứng.

Một nguồn tin nhận định rằng: “Nhu cầu thép của Trung Quốc trong năm nay có thể sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu cả trong và ngoài nước đều có dấu hiệu chững lại. Do đó, việc Trung Quốc triển khai các dự án thép mới sẽ tạo nên sức ép đối với xu hướng thị trường nếu đa số các nhà sản xuất không kiểm soát sản xuất của họ”.

Từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia và Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, S&P Global tính toán rằng sản lượng thép thô của quốc gia này có thể đạt 1,011 tỷ tấn vào năm 2022. Đó là năm thứ 2 ghi nhận sự sụt giảm của sản lượng thép.

Cơ hội cho thị trường thép Việt Nam khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chuyển hướng đầu tư đến Đông Nam Á - ảnh 2

Mức sụt giảm của nhu cầu thép trong năm 2022 còn lớn hơn mức giảm về sản lượng. Đó là vì cuộc khủng hoảng nợ của ngành bất động sản và sự bùng phát không ngừng của dịch bệnh Covid 19.

Kết quả là biên lợi nhuận thu được khi bán ra 1 tấn thép xây dựng đã tụt từ mức 129 USD vào đầu tháng 2/2022 còn -80 USD vào giữa tháng 6 trong một thị trường thừa cung và sau đó hồi phục về mức 1,7 USD vào cuối tháng 12.

Theo một số nhà xuất khẩu thép Trung Quốc, tình trạng dư cung có thể sẽ tồn tại trên thị trường thép trong phần lớn thời gian của năm nay, tuy nhiên ít nhất là trong nửa đầu năm nay thì xuất khẩu thép vẫn có thể sụt giảm vì người mua toàn cầu phải đối mặt với môi trường lạm phát thắt chặt hầu bao. Tổng xuất khẩu thép của Trung Quốc năm 2023 dự kiến sẽ thấp hơn năm 2022.

Cơ sở hồi phục

Tại Trung Quốc, doanh số bán nhà mới, kênh chính để giúp các dự án bất động sản có thể bắt đầu hồi phục từ giữa cho tới cuối năm nay vì mức nền năm 2022 thấp và các gói hỗ trợ mà Bắc Kinh đưa ra nhằm hỗ trợ ngành bất động sản thời gian gần đây phát huy hiệu quả. 

Thế nhưng, một số dự án nhà ở khởi công xây mới được dự báo sẽ tiếp tục khiến nhu cầu thép tại Trung Quốc giảm trong cả năm nay. Dẫu vậy, họ cho rằng việc nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản năm nay sụt giảm sẽ không nghiêm trọng bằng năm ngoái.

Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy số dự án nhà ở khởi công xây mới đã giảm 38,9% trong 11 tháng đầu năm, trong khi đó doanh thu bán nhà mới giảm 26,6%.

Nhiều khả năng, lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc sẽ tiếp tục chịu tác động bởi sự chững lại của hoạt động xây dựng trong nước và nhu cầu yếu hơn của nước ngoài.

Cơ hội cho thị trường thép Việt Nam khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chuyển hướng đầu tư đến Đông Nam Á - ảnh 3

Nguồn tin khác của S&P Global nhận định rằng: “Việc thu hẹp nhu cầu tại nước ngoài sẽ gây bất lợi đối với lĩnh vực chế tạo Trung Quốc và nhu cầu thép của lĩnh vực này trong năm nay, trong khi đó, tiêu dùng hàng hóa và trong nước liên quan đến xây dựng khó đạt được nhiều sự cải thiện”.

Điều may mắn là hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc sẽ khởi sắc trong năm nay và có thể duy trì ở mức hoặc thậm chí cao hơn số liệu của tháng 11 năm trước.

Đầu tư cơ sở hạ tầng tại Trung Quốc trong tháng 11 đã tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nhắm mục tiêu đến ASEAN

Các doanh nghiệp thép Trung Quốc vẫn đang xem xét đầu tư vào khu vực Đông Nam Á trong năm 2023.

Theo dữ liệu từ Viện Sắt thép Đông Nam Á (SEAISI), dự kiến nhu cầu thép tại ASEAN năm 2022 đạt 77,9 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2021. 

Nguồn cung thép tại ASEAN có khả năng sẽ vượt cầu trong bối cảnh nhu cầu dự kiến tăng nếu các dự án thép mới vận hành tại Malaysia, Việt Nam và Indonesia. Tổng sản lượng ước tính sẽ tăng từ khoảng 90,8 triệu tấn lên 162,6 triệu tấn vào năm 2030.

Theo SEAISI, đa số các nhà máy thép mới tại ASEAN xuất hiện là vì Trung Quốc hỗ trợ xây dựng nhằm mục đích bán thép trở lại thị trường trong nước.

Vào cuối năm 2022, các dự án thép mới do Trung Quốc hậu thuẫn đã có mắt, gần nhất là Esteel Enterprise đã có kế hoạch xây dựng một nhà máy thép xanh tại Sipitang, Sabah, Malaysia vào năm 2025 với trị giá 19,65 tỷ MR (4,46 tỷ USD).

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước