Chuyên gia Yuanta: Kỳ vọng nhóm ngân hàng hồi phục trong nửa cuối năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp dệt may dự báo đối mặt với nguy cơ chững đơn hàng, cơ hội nào cho cổ phiếu ngành dệt may?6 tháng cuối năm 2022, tiến độ đầu tư công kỳ vọng sẽ tăng tốc, triển vọng nào dành cho cổ phiếu ngành xây dựng?Triển vọng cổ phiếu ngành BĐS trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ ra sao?Đây là thời điểm an toàn để quay lại nhóm cổ phiếu vua
Theo Nhịp sống kinh tế, năm 2021 khép lại với hàng loạt nhóm ngành đua nhau dẫn dắt thị trường lên những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2022, thị trường liên tục trồi sụt trước những thông tin tiêu cực và thiếu động lực từ các nhóm cổ phiếu trụ.
Mới đây, trong buổi Talkshow do Báo Đầu Tư tổ chức, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân CTCK Yuanta Việt Nam đã đưa ra nhận định nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể dẫn dắt thị trường trong nửa cuối năm nay.
Theo cac chuyên gia phân tích, xét về định giá, PB dự phóng năm 2022 của nhóm ở mức 1,2 lần, thấp hơn nhiều so với mức định giá chuẩn là 2 lần. Đây được đánh giá là mức định giá hấp dẫn cho cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, thời gian qua tín dụng bị ảnh hưởng là nguyên nhân tác động tiêu cực đến cổ phiếu ngân hàng. Với kịch bản tích cực, room tín dụng được nới trong quý 3, dự báo ROE năm 2022 đạt 21%, vẫn đảm bảo tỷ suất tốt với mặt bằng chung thị trường hiện nay. Đây cũng là chất xúc tác chính cho đà tăng của nhóm này trong thời gian tới.
Nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại Thông tư 14 dừng thì nợ xấu sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, mức nợ xấu có khuynh hướng giảm từ tháng 12/2021 là một tín hiệu tốt, nên tác động của Thông tư 14 cũng sẽ có phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Về khả năng dự phòng, tổng quan vẫn tăng 5% so với cùng kỳ do tỷ lệ bao phủ nợ nhiều ngân hàng đang thấp so với mặt bằng chung. Những ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, được xử lý trong năm 2021 thì trong năm 2022 áp lực chi phí dự phòng sẽ không cao.
"Với những phân tích trên, tôi cho rằng đây là thời điểm an toàn để quay lại nhóm cổ phiếu vua. An toàn ở đây được nhìn mức độ giảm của thị trường – tức nhìn về khả năng giảm giá đang thấp so với khả năng upside trong nửa cuối năm", ông Nguyễn Thế Minh đánh giá.
Các nhóm ngành khác sẽ phân hóa trong 6 tháng cuối năm
Chuyên gia cho rằng, sức mua toàn cầu ảnh hưởng khi lạm phát tăng mạnh, kéo theo ảnh hưởng tới tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng mạnh nên biên lợi nhuận gộp cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Mặt bằng chung so sánh tăng trưởng cùng kỳ 2021 vẫn dương, nhưng so với quý I thì sụt giảm hơn.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, ông Minh kỳ vọng sẽ duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2022, mặc dù ngành hàng không thiết yếu cũng sẽ bị ảnh hưởng, tiêu dùng bán lẻ cung không nằm ngoài xu hướng vì sức mua đã giảm. Còn doanh nghiệp sản xuất, thực phẩm thức uống vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt. Nhóm điện nước, công nghệ, ngân hàng kỳ vọng vẫn tăng trưởng trong 2022.
Đánh giá về triển vọng cổ phiếu bất động sản, ông Minh vẫn giữ quan điểm thận trọng, chưa thể tích cực. Nhóm chứng khoán thì phụ thuộc diễn biến chung của thị trường, kết quả kinh doanh trong quý tới có thể vẫn khó khăn, khi thanh khoản sụt giảm, dự doanh cũng tác động rất nhiều.
Với nhóm xuất khẩu, trong quý 2 tương tự nhóm sản xuất thực phẩm, vẫn tăng tốt so với cùng kỳ vì doanh nghiệp được thay đổi chất lượng sản phẩm và đi vào các thị trường chấp nhận được mức giá tốt hơn. Trong quý 3 và quý 4 ông Minh vẫn kỳ vọng nhóm này, bởi cuối năm 2021 là cơ sở thấp, tăng trưởng thấp, nên trong nửa cuối 2022 có thể có tăng trưởng đột biến.
Chia sẻ về chiến lược đầu tư, vị chuyên gia cho rằng, trong ngắn hạn và trung hạn nên bắt đầu quan sát nhóm cổ phiếu đặt kỳ vọng tăng trưởng thời gian tới. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý đặt chiến lược phòng thủ lên hàng đầu. Bởi tình hình vĩ mô vẫn còn nhiều yếu tố khó lường.
Dòng tiền trong 6 tháng cuối năm có thể trở lại nhóm tài chính, đặc biệt là ngân hàng. Về dài hạn vẫn là cơ hội tích lũy cổ phiếu trong thời điểm giảm mạnh là chiến lược đúng đắn. Đặc biệt hiện nay, ông Minh cũng nhấn mạnh vùng hỗ trợ mạnh 1.000 - 1.100 điểm là vùng hỗ trợ dài hạn của thị trường.
Nhà đầu tư cần có cái nhìn dài hạn hơn
Đánh giá về thị trường chứng khoán, TS. Cấn Văn Lực cho biết, thời gian qua, thị trường chứng khoán điều chỉnh mạnh dù số lượng nhà đầu tư mở mới tăng cao. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư F0 hiện đã lên đến 6,16 triệu tài khoản, vượt mục tiêu 5,5 triệu tài khoản đã đề ra trong kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán tới năm 2025 của Chính Phủ. Tuy số lượng mở mới tài khoản nhiều, song thanh khoản lại duy trì mức thấp bình quân dưới 10.000 tỷ đồng. Nếu tính giá trị giao dịch bình quân 1 tuần qua thì chỉ đạt mức 9.800 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 thời kỳ cao điểm là 27.000 tỷ đồng.
Trước những khó khăn chung của thị trường, chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cần tuân thủ một vài nguyên tắc sau: Respond (thích ứng, linh hoạt), Recover (phục hồi càng nhanh càng tốt), Restructure (tái cấu trúc), Re-invent (đổi mới, sáng tạo), Risk management (quản lý rủi ro), Resilience (tăng sức đề kháng).
Dưới góc nhìn dài hạn, ông Lực cho rằng, triển vọng thị trường vẫn khả quan khi nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ. Bên cạnh động lực từ sự phát triển kinh tế, việc chu kỳ T+2 được triển khai giúp giao dịch được thực hiện nhanh hơn cũng là điểm sáng đối với thị trường chứng khoán. Đặc biệt, các chính sách gần đây của nhà nước đã chặt chẽ hơn với thị trường chứng
"Đây là thời điểm nhà đầu tư cần nhìn nhận lại bối cảnh vĩ mô để có cái nhìn dài hơi hơn. Nói cách khác, để tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường thời điểm hiện tại, nhà đầu tư cần chạy marathon chứ không đơn giản là cự ly ngắn 100-200m nữa", ông Cấn Văn Lực chia sẻ.