Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Xuất nhập khẩu năm tới có thể tốt hơn nhưng vẫn ở mức thấp
BÀI LIÊN QUAN
Hưởng lợi từ việc giá tăng, xuất khẩu gạo tiến gần mốc 5 tỷ USDViệt Nam là nước duy nhất trên thế giới xuất khẩu vú sữa, được nhiều thị trường khó tính ưa chuộngMột loại quả của Việt Nam làm mưa làm gió xứ cờ hoa, xuất khẩu thu về hàng chục triệu USDNăm 2023 sắp sửa kết thúc, bước sang năm 2024 với nhiều dự báo đáng chú ý. Theo đó, bối cảnh thế giới trong năm tới sẽ bớt khó khăn hơn khi nền kinh tế thế giới phục hồi, các thị trường lớn của Việt Nam cũng thoát khỏi rủi ro khủng hoảng kinh tế.
Song, những bất ổn chính trị gần đây và nhiều xung đột lan rộng cũng đang cảnh báo nguy cơ thế giới sẽ tiếp tục trải qua thời kỳ khó khăn, thậm chí còn khó khăn hơn năm nay.
Nền kinh tế tiếp tục gặp khó ít nhất là đến giữa năm 2024
Nhận định về nền kinh tế Việt Nam năm 2024, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết xác suất nền kinh tế tiếp tục khó khăn ít nhất là đến giữa năm sau là rất cao. Còn theo TS. Bùi Quang Tuấn,Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, bối cảnh năm 2024 còn nhiều khó khăn và thách thức, thậm chí còn khó hơn năm nay.
Bbối cảnh thế giới trong năm tới sẽ bớt khó khăn hơn khi nền kinh tế thế giới phục hồi, các thị trường lớn của Việt Nam cũng thoát khỏi rủi ro khủng hoảng kinh tế. Ảnh: WiGroup |
Đáng chú ý, ‘cơn gió ngược’ đầu tiên được dự báo vẫn tiếp diễn, thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong năm 2024 là bối cảnh bất ổn của thế giới. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hay mới đây là Israel - Hamas đã tác động khiến hàng loạt nhóm hàng nguyên liệu, dầu thô, lương lực thực phẩm, khiến chúng bị đẩy giá tăng cao. Nếu các cuộc xung đột này kéo dài hoặc mở rộng, áp lực sẽ càng thêm đè nặng lên nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
TS. Bùi Quang Tuấn cho biết, Việt Nam hiện nay đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, dựa nhiều vào trụ cột xuất nhập khẩu. Nếu các xung đột kéo dài, xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng, nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động rất lớn.
Tiếp theo là bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới không quá khả quan, hiện vẫn còn nhiều dự báo khác nhau với nền tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và các nước lớn nói riêng. Theo một vài dự báo, tăng trưởng toàn cầu có tăng trưởng nhẹ, nhưng cũng có dự báo giảm đi. Mới đây, theo dự báo được World Bank công bố, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 2,9%, giảm nhẹ so với mức tăng 3% của năm 2023.
Tình hình lạm phát tại các nền kinh tế lớn trên thế giới. Ảnh: WiGroup |
Ngoài ra, tăng trưởng GDP của các đối tác với Việt Nam chưa đồng đều, nền kinh tế châu Âu cũng được dự báo sẽ tăng trưởng đôi chút nhưng vẫn ở mức thấp. Thậm chí, Mỹ và Trung Quốc còn được dự báo tăng trưởng giảm xuống.
Cơn gió ngược thứ ba là lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng. Những xung đột chính trị vẫn còn diễn biến phức tạp sẽ đẩy giá dầu tăng cao. Theo ông Tuấn, lạm phát trong năm 2024 sẽ thấp đi nhưng vẫn còn dai dẳng, điều này khiến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia vẫn chưa thể đảo chiều nới lỏng. Động lực tăng trưởng kinh tế chưa thể phục hồi trong bối cảnh tiền tệ bị thắt chặt.
Những động lực tăng trưởng của nền kinh tế
Đánh giá về những động lực tăng trưởng trong năm 2024, Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, xuất nhập khẩu năm 2024 có thể tốt hơn nhưng vẫn ở mức thấp. Cũng theo vị này, động lực từ tiêu dùng trong nước đang có xu hướng giảm. Tiêu dùng hiện nay vẫn tăng trưởng nhưng xu hướng yếu đi nhiều, đặc biệt là tiêu dùng trong nước. Vì thế, việc thu hút khách du lịch nước ngoài vô cùng quan trọng.
Theo đánh giá của chuyên gia, trụ cột lớn nhất của tăng trưởng kinh tế thời điểm hiện tại vẫn là đầu tư công. Giải ngân vốn đầu tư công vẫn cần phải đẩy mạnh trong năm tới, đặc biệt là việc kéo dài phục hồi và phát triển.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định, xuất nhập khẩu năm 2024 có thể tốt hơn nhưng vẫn ở mức thấp. Ảnh: Doanhnhan.vn |
Đáng chú ý, chính sách tiền tệ hiện nay đã gần hết dư địa, chỉ còn lại chính sách tài khóa vẫn đóng vai trò quan trọng để vượt qua khó khăn. Chính vì thế, cần phải tiến hành chuyển đổi một số gói tài khóa không phù hợp sang những gói có khả năng giải ngân tốt hơn.
Chưa kể, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với việc kích cầu và thúc đẩy sản xuất kinh doanh vô cùng quan trọng. Những gói kích cầu đầu tư, hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí… đều là những chính sách cần thiết hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng.
Liên quan đến vấn đề này, TS. Bùi Quang Tuấn cho rằng, bối cảnh nền kinh tế năm 2024 sẽ khác so với năm nay. Đồng thời, Việt Nam đã định hình rõ ràng những yếu tố lợi thế của mình. Chính vì thế, “Chúng ta phải dựa nhiều hơn vào thị trường bên trong, xác định đẩy mạnh đầu tư công và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh làm nền tảng cho tăng trưởng”, Doanhnhan.vn dẫn lại lời ông Tuấn cho biết.
Ba quý đầu năm, tăng trưởng GDP mới chỉ đạt hơn 4% vì giải ngân vốn đầu tư công chưa được đẩy mạnh. Theo dự báo, tăng trưởng của quý 4 năm nay và cả năm đều không cao, cả năm chỉ ở mức khoảng 5%. Động lực tăng trưởng năm 2024 có thể dựa nhiều hơn vào thị trường trong nước và khu vực FDI. Lũy kế 10 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 18 tỷ USD, so với cùng kỳ đã tăng 2,4%. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 10 tháng đầu năm của 5 năm qua. Dễ dàng thấy được, giải ngân vốn FDI đang có xu hướng tốt lớn, trở thành dòng vốn quan trọng bên cạnh vốn đầu tư công.