meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia kinh tế trưởng ADB: ASEAN vẫn là thị trường lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam, đây là cơn gió xuôi rất mạnh và rất có tiềm năng

Chủ nhật, 15/01/2023-18:01
Rất lạc quan về triển vọng kinh tế trong năm 2023, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB - ông Nguyễn Minh Cường cho rằng bên cạnh những cơn gió ngược cũng đã thổi từ năm 2022 và tiếp tục sang năm 2023 đã có những cơn gió xuôi thực sự xuất hiện.

Năm 2023, ngoài những “cơn gió ngược” cũng bắt đầu xuất hiện những “cơn gió xuôi”

Phát biểu ở "Diễn đàn thường niên Kịch bản Kinh tế Việt Nam: Tối ưu nguồn lực, vượt qua thách thức", Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng ADB tại Việt Nam - ông Nguyễn Minh Cường cho rằng năm 2023 bên cạnh những cơn gió ngược cũng có những cơn gió xuôi thực sự xuất hiện. 

Đưa ra phân tích về nhận định này, ông Cường cũng chỉ ra rằng những cơn gió ngược vẫn tiếp tục thổi từ năm 2022 và sang năm 2023 nhưng nhờ đó cũng tạo ra những yếu tố tương đối tốt đặc biệt, ẩn số của năm nay chính là việc mở cửa của Trung Quốc - đây là một chủ thể vừa gây ra gió ngược cũng như gió xuôi với nền kinh tế của Việt Nam. 

Ông Nguyễn Minh Cường đánh giá rằng, Trung Quốc cũng sẽ nổi lên như một trong những yếu tố quan trọng của năm 2023 mà cả thế giới phải theo dõi. Mặc dù vậy thì phải đến hết quý 2/2023, việc mở cửa của Trung Quốc mới cũng tác động đến nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. 


Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng ADB tại Việt Nam - ông Nguyễn Minh Cường nói rằng, chính sách thì hoàn toàn đúng nhưng trên thực tế, làm sao để có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng về niềm tin thì chỉ duy nhất chính sách tiền tệ sẽ không thể giải quyết được vấn đề
Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng ADB tại Việt Nam - ông Nguyễn Minh Cường nói rằng, chính sách thì hoàn toàn đúng nhưng trên thực tế, làm sao để có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng về niềm tin thì chỉ duy nhất chính sách tiền tệ sẽ không thể giải quyết được vấn đề

Có thể thấy, việc mở cửa của Trung Quốc cũng có thuận lợi cho nông nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu của Việt Nam, tuy nhiên thách thức đó là các nhà sản xuất Trung Quốc cũng sẽ cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam. 

Yếu tố thứ hai đó chính là thị trường ASEAN, ông Nguyễn Minh Cường cho hay, trong khi các khu vực lớn trên dự báo suy thoái thì khu vực châu Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối lạc quan, đặc biệt là khu vực ASEAN. 

Ông Nguyễn Minh Cường đánh giá rằng: "ASEAN vẫn là thị trường lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam, đây là cơn gió xuôi rất mạnh và rất có tiềm năng". 

Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, có hai yếu tố có thể coi là động lực tăng trưởng trong năm 2023 đó là việc mở cửa của Trung Quốc cũng như các chương trình phục hồi và phát triển. 

Song song với đó, TS. Cấn Văn Lực cũng bổ sung về những cơn gió xuôi với kinh tế Việt Nam điển hình như Chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trong năm 2021 - 2022 cũng là một thuận lợi cho năm 2023. Cùng với đó là kiều hối của Việt Nam trong năm 2022 rất tích cực tăng 5%, trong khi nhiều quốc gia ở trên thế giới lại giảm. 

Nền tảng vĩ mô được duy trì tương đối ổn định, đặc biệt là kinh nghiệm phòng chống dịch, kinh nghiệm trong ứng phó với rủi ro cũng đã được nâng lên. 

Kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng được đẩy mạnh trong những  năm gần đây. Đáng chú ý là sự cải cách về thể chế sẽ là một cơn gió xuôi cho sự phát triển trong năm 2023. 


TS. Cấn Văn Lực cho rằng, có hai yếu tố có thể coi là động lực tăng trưởng trong năm 2023 đó là việc mở cửa của Trung Quốc cũng như các chương trình phục hồi và phát triển
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, có hai yếu tố có thể coi là động lực tăng trưởng trong năm 2023 đó là việc mở cửa của Trung Quốc cũng như các chương trình phục hồi và phát triển

Thách thức của năm 2023 đến từ yếu tố trong nước

Bên cạnh những cơn gió xuôi, ông Cường cũng đã chỉ ra những thách thức lớn được xem là những cơn gió ngược đối với năm 2023. Trong đó thì một thách thức hiện diện vô cùng rõ ràng đó chính là mở cửa của Trung Quốc. Ông Cường cũng phân tích rằng, những quốc gia ví dụ như Ấn Độ, Philippines thì khi mà nhu cầu trên thế giới giảm tốc họ vẫn có thể duy trì được PMI trên 50 điểm nhờ vào sự liên kết giữa tiêu dùng nội địa cũng như xuất khẩu. 

Tuy nhiên đối với Việt Nam thì sự thiếu liên kết giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng được bộc lộ rất rõ khi mà tổng cầu tiêu dùng nội địa tăng lên nhưng mà PMI vẫn còn lao dốc. Sự mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế khi mà khu vực xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI chính là lý do khiến cho tổng cầu xuất khẩu giảm PMI lập tức đi xuống. 

Còn về chính sách tiền tệ thì Kinh tế trưởng của ADB cũng đánh giá những chính sách tiền tệ năm 2022 hoàn toàn hiệu quả. Mặc dù vậy thì nếu như không có các câu chuyện về thị trường vốn thì sự siết chặt tiền tệ hoàn toàn hợp lý và nền kinh tế cũng có thể hấp thụ được. 

Mặc dù vậy thì bởi vì có các câu chuyện về lòng tin bị suy giảm đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau đó là lan sang thị trường tiền tệ nên những chính sách này cũng chưa thực sự có sự hiệu quả. 

Ông Nguyễn Minh Cường nói rằng, chính sách thì hoàn toàn đúng nhưng trên thực tế, làm sao để có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng về niềm tin thì chỉ duy nhất chính sách tiền tệ sẽ không thể giải quyết được vấn đề. 

Và chính sách tài khóa cũng cần được chia sẻ nhiều hơn nữa với chính sách tiền tệ. Một mình chính sách tiền tệ để có thể đạt được cả ba mục tiêu đó chính là: Duy trì thanh khoản cho nền kinh tế, chống tình trạng lạm phát, ổn định lòng tin sẽ thì sẽ khó có làm được. 

Còn một thách thức nữa đó chính là việc giải ngân vốn đầu tư công. Mặc dù vậy thì ông Nguyễn Minh Cường lại lật ngược lại vấn đề rằng tổng vốn giải ngân mục tiêu mà Việt Nam đưa ra có thực sự phù hợp hay không và liệu rằng nền kinh tế có đủ sức hấp thụ được nguồn vốn này?


Đối với Việt Nam, sự thiếu liên kết giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng được bộc lộ rất rõ khi mà tổng cầu tiêu dùng nội địa tăng lên nhưng mà PMI vẫn còn lao dốc
Đối với Việt Nam, sự thiếu liên kết giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu cũng được bộc lộ rất rõ khi mà tổng cầu tiêu dùng nội địa tăng lên nhưng mà PMI vẫn còn lao dốc

Ông Nguyễn Minh Cường nói cho rằng, trên thực tế thì nền kinh tế cũng chỉ hấp thụ được khoảng hơn 400.000 tỷ đồng/năm mà mục tiêu Chính phủ đưa ra chính là 700.000 tỷ đồng. Như thế, nếu như tổng vốn đầu tư công quá cao so với sức hấp thụ trên thực tế thì sẽ gây ra sức ép lên việc huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ cũng như thanh khoản của hệ thống tài chính - ông Nguyễn Minh Cường nói đánh giá. 

Chính vì thế mà khi đặt ra kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công thì cần phải cân nhắc đến khả năng hấp thụ từ năng lực của nền kinh tế cũng như bộ máy hành chính, doanh nghiệp, cơ chế và chính sách.

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Kinh tế trưởng ADB cũng cho rằng vẫn cần thực hiện những điều kiện của Nghị định 65 bởi vì nếu như gia hạn một vài điều kiện cũng chỉ khơi thông được rất ít nguồn vốn nếu như không lấy lại được niềm tin của thị trường. 

Và khi mà các nhà đầu tư mất niềm tin thì việc gia hạn cũng chỉ nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp phát hành chứ khó có thể hấp dẫn các nhà đầu tư. Như thế, việc giữ các điều kiện này cũng giúp giảm trái phiếu dưới chuẩn và tránh nợ xấu cho ngân hàng. Kinh tế trưởng ADB cũng nhìn nhận và cho rằng, nếu như có chính sách thì khó có thể duy trì được niềm tin mà cần có những giải pháp cụ thể hơn nữa để có thể ổn định thị trường. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 giờ trước