Chuyên gia đồng loạt dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái khi FED mạnh tay nâng lãi suất lên 0,75 điểm phần trăm
BÀI LIÊN QUAN
Chuỗi cung ứng dầu sẽ phải “chật vật” đối phó với nhu cầu ngày càng gia tăng trong năm tớiCác nhà máy lọc dầu Ấn Độ thu về lợi nhuận khủng nhờ việc nhập dầu giá rẻ Nga rồi bán sang châu ÂuNhiều ngành công nghiệp phương Tây chao đảo vì nỗ lực chấm dứt sự phụ thuộc vào khí đốt NgaTheo VnEconomy, giới phân tích ở phố Wall cho rằng, khả năng năng Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế đã tăng lên sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiến hành đợt tăng lãi mạnh nhất kể từ năm 1994 và những số liệu thống kê gần đây cho thấy hoạt động tiêu dùng của người dân Mỹ đang dần yếu đi.
Vào ngày 15/6 vừa qua, FED đã nâng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, lên mức 1,5-7,5%, trong nỗ lực nhằm khống chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm trở lại đây và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Sau khi nâng mức lãi suất lên 0,75 điểm phần trăm FED đã đưa ra một bức tranh tương đối khả quan về nền kinh tế, cho dù lạm phát vẫn tiếp tục tăng.
"Hoạt động kinh tế nói chung dường như đang tăng tốc trở lại sau khi giảm tốc trong Quý 1 năm nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường lao động trong những tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp đang được duy trì ở mức thấp. Lạm phát vẫn đang ở mức cao, phản ánh sự mất cân đối về cung và cầu do ảnh hưởng của đại dịch, giá năng lượng tăng, và áp lực giá cả trên diện rộng", tuyên bố này viết.
Động thái tăng lãi suất của FED diễn ra trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng mạnh nhất trong 40 năm vào tháng 5 vừa qua. Lãi suất chính là công cụ chủ đạo để các ngân hàng trung ương điều tiết lại độ nóng của nền kinh tế, trong trường hợp này là kiềm chế nhu cầu để nguồn cung có thể đuổi kịp.
Theo Bloomberg, ngân hàng Wells Fargo & Co. dự báo rằng sẽ có một đợt "suy thoái nhẹ" của nền kinh tế Mỹ từ giữa năm tới, sau khi lạm phát ảnh hưởng sâu hơn tới nền kinh tế và bào mòn sức chi tiêu của người dân. Điều này buộc FED phải tiếp tục có những biện pháp cứng rắn để kiểm soát lạm phát ở mức thấp nhất có thể. Công ty nghiên cứu Moody’s Analytics cho rằng, cơ hội để nền kinh tế Mỹ có một cuộc "hạ cánh mềm" đã giảm đi rất nhiều.
Trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách tiền tệ của Moody’s Analytics, ông Ryan Sweet đưa ra nhận định: "FED sẽ tiếp tục tăng lại suất cho tới khi phá vỡ được lạm phát. Rủi ro nằm ở chỗ, quyết định tăng lãi suất của họ cũng có thể phá vỡ nền kinh tế".
Trong tháng 5 vừa qua, báo cáo doanh thu bán lẻ của Mỹ đã giảm lần đầu tiên trong 5 tháng, trong khi đó giá cả tiếp tục leo thang khiến sức mua của người tiêu dùng dần giảm đi. Chi nhanh Atlanta của FED đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý 2 năm nay xuống còn 0%. Thậm chí, Giám đốc đầu tư Scott Minerd của Guggenheim còn cho rằng, nếu xét tới sự giảm tốc của người tiêu dùng thì nền kinh tế Mỹ đang trong thời kỳ suy thoái rồi.
Gần đây, có nhiều chuyên ra nói rằng trong năm tới Mỹ sẽ không thể tránh khỏi một đợt suy thoái kinh tế. Trong một báo cáo được đưa ra vào ngày 15/6, chuyên gia của Wells Fargo, ông Jay Bryson cho biết, mới cách đây một tuần ông vẫn còn kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ có thể "hạ cánh mềm", nhưng ở thời điểm hiện tại, kịch bản chủ đạo mà ông đưa ra chính là nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một cuộc suy thoái nhẹ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các chuyên gia đồng loại cảnh báo kinh tế Mỹ sẽ suy thoái nhẹ thì có một điểm sáng đó chính là tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức thấp kỷ lục. Trong tháng 5 vừa qua đã thị trường lao động đã có thêm 390.000 công việc mới dù đây vẫn đang là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Tiền lương bình của người lao động Mỹ tính theo giờ trên danh nghĩa đang tăng nhưng nếu xét trong thời điểm lạm phát như hiện tại, tiền lương thực tế đã giảm 3% trong vòng 1 năm qua. Cũng trong ngày 15/6 vừa qua, FED đã đưa ra dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng từ mức 3,6% trong năm nay lên 4,1% vào năm 2022.
Mặc dù trong tuần trước, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng lên mức cao nhất tháng 5, thị trường lao động ở nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang được thắt chặt. Điều này sẽ góp phần vào hỗ trợ cho tiêu dùng và tránh cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái sâu - Wells Fargo nhận định.
Theo ước tính của Bloomberg Economics, khả năng kinh tế Mỹ xảy ra một cuộc suy thoái đã lên đến gần mức 75%, dù khả năng này mới chỉ xuất hiện cách đây vài tháng.
Được biết, suy thoái kinh tế là khi các hoạt động kinh tế giảm sút trên diện rộng và kéo dài liên tiếp trong vài tháng. Trong quý 1 năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Mỹ giảm 1,5%. Kinh tế Mỹ mới thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế sâu nhất vào năm 2020, sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu.
Trước cuộc họp tuần này của FED, tờ Financial Times đã có một cuộc khảo sát, trong đó 70% chuyên gia được hỏi đã dự báo kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm 2023. Trong số các nhà kinh tế học tham gia cuộc khảo sát này, chỉ có duy nhất một nhà kinh tế học nhận định nền kinh tế Mỹ sẽ suy thoái ngay trong năm 2022.
Nhiều chuyên gia trong cuộc khảo sát này cũng đưa ra lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đến từ việc FED mạnh tay nâng lãi suất để chống lạm phát có thể gây ra cho nền kinh tế.
Nhà kinh tế học Tara Sinclair thuộc Đại học George Washington nhận định, việc FED mạnh tay nâng lãi suất giống như việc "hạ cánh máy bay trên dây, trong điều kiện có gió" và mục tiêu của FED đưa lạm phát về mức 2% là phi thực tế.